Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

HSBC: Chi phí cạnh tranh, hỗ trợ về thuế hút vốn FDI vào Việt Nam

Chuyên gia của HSBC đánh giá Việt Nam có nhiều lợi thế thu hút vốn FDI, tuy nhiên cần khắc phục thêm các yếu tố về công nghệ, cơ sở hạ tầng trong những năm tới.

Các dòng vốn FDI vào Việt Nam chủ yếu đến từ Hàn Quốc, đáng chú ý nhất là của Samsung. Ảnh: Việt Linh.

Trong báo cáo mới công bố, các chuyên gia tại Ngân hàng HSBC đánh giá Việt Nam đã trở thành một cứ điểm sản xuất lớn và hội nhập sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Xuất khẩu đã tăng bình quân hơn 13% mỗi năm từ năm 2007 đến nay, chiếm lĩnh chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Từ trước tới nay, các dòng vốn FDI vào Việt Nam chủ yếu đến từ Hàn Quốc, đáng chú ý nhất là của Samsung. Trong năm 2023, các công ty sản xuất Trung Quốc cũng đã đẩy mạnh đầu tư, với gần 20% vốn FDI đăng ký mới.

Vốn FDI thực hiện tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm ước đạt 10,84 tỷ USD, tăng hơn 8% so với cùng kỳ năm trước và là mức cao nhất trong 5 năm qua.

Yếu tố giúp Việt Nam là điểm đến của dòng vốn FDI

Theo HSBC, sự quan tâm của các tập đoàn đa quốc gia đối với Việt Nam tăng mạnh nhờ nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến chi phí cạnh tranh và các chính sách hỗ trợ FDI.

So sánh chi phí lao động trong khu vực châu Á, mức lương nhân công sản xuất ở Việt Nam thấp hơn dù người dân có trình độ giáo dục phổ thông vững vàng.

Các chi phí khác, chẳng hạn như năng lượng cần thiết cho vận hành nhà máy, dầu diesel vốn được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp đều cho thấy lợi thế cạnh tranh về giá.

Ngoài ra, Việt Nam đã đạt được tiến độ đáng kể trong việc thiết lập những thỏa thuận kinh tế khác nhau với các đối tác thương mại, như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Những bước tiến này đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh đó, sự hỗ trợ tích cực từ phía Chính phủ thông qua hệ thống thuế cũng đang kích thích dòng vốn FDI. Việt Nam hiện có vị thế cạnh tranh so với các quốc gia khác nhờ mức thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật định 20%. Một số doanh nghiệp có thể tận dụng các đợt miễn và giảm thuế kéo dài để giảm thêm mức thuế suất thực tế phải chịu.

von FDI anh 1

Hỗ trợ và tạo điều kiện cho đầu tư nước ngoài giúp Việt Nam cởi mở hơn với FDI. Ảnh: HSBC.

Còn nhiều yếu tố ảnh hưởng

Dù vậy, theo các chuyên gia tại HSBC, để duy trì dòng vốn đầu tư mạnh mẽ, Việt Nam vẫn cần phải vươn lên trong chuỗi giá trị sản xuất và nâng phần giá trị cộng thêm nội địa trong những hàng hóa này.

Điểm chú ý là so với mức tăng mạnh của xuất khẩu hàng điện tử tiêu dùng, tỷ trọng của Việt Nam trong xuất khẩu vi mạch tích hợp (IC) toàn cầu tăng trưởng với tốc độ chậm hơn.

Mặc dù lao động của Việt Nam có nền tảng giáo dục vững vàng nhưng sự thiếu hụt nhân công có trình độ chuyên môn kỹ thuật dẫn đến những khó khăn trong phát triển năng lực sản xuất chất bán dẫn. Điều này thôi thúc Chính phủ phải tìm cách mở rộng nguồn nhân lực ngành bán dẫn trong những năm tới.

Sự thiếu hụt nhân công có chuyên môn cũng ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác, chẳng hạn như logistics và vận tải hàng hải.

Mặt khác, các yếu tố bên cạnh cân nhắc về thuế, chẳng hạn như chất lượng cơ sở hạ tầng, cũng cần được tích cực giải quyết.

Các biện pháp như tận dụng số hóa để quy trình thương mại được thông suốt, đảm bảo năng lượng ổn định và "xanh", cũng như tạo điều kiện cho vận chuyển hàng hóa thông qua cải thiện cơ sở hạ tầng có khả năng ảnh hưởng đến những quyết định đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia trong những năm tới.

Trong tháng 7, thương mại của Việt Nam tiếp tục phục hồi, với xuất khẩu tăng 19% so với cùng kỳ năm trước, dễ dàng vượt qua kỳ vọng của thị trường.

Tính từ đầu năm tới nay, FDI sản xuất đăng ký mới đã tăng 36% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn một số năm trước đây. Tỉnh Bắc Ninh hút hơn 30% tổng vốn đăng ký trong tháng 6 và 7, do Tập đoàn Amkor đẩy mạnh đầu tư dự án bán dẫn tại tỉnh này thêm 1,07 tỷ USD.

Tri Thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

Tỉnh nhỏ nhất cả nước dẫn đầu thu hút vốn FDI

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt hơn 18 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm. Trong đó, Bắc Ninh dẫn đầu cả nước khi thu hút gần 3,2 tỷ USD.

Vốn FDI thực hiện nửa đầu năm cao kỷ lục, Bắc Ninh trở lại top 1

Vốn FDI thực hiện tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm ước đạt 10,84 tỷ USD, tăng hơn 8% so với cùng kỳ năm trước và là mức cao nhất trong 5 năm qua.

Vốn FDI thực hiện vượt 8 tỷ USD sau chưa đầy 5 tháng

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, vốn thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) đến 20/5 đã đạt 8,25 tỷ USD, cao nhất trong những năm qua.

Hồng Nhung

Bạn có thể quan tâm