Trong báo cáo Tổng cục Thống kê vừa công bố, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam bao gồm cấp mới, điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần (tính đến ngày 20/4) đã đạt gần 9,3 tỷ USD, tăng hơn 4% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, vốn FDI đăng ký vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất với hơn 6 tỷ USD, chiếm hơn 72% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm. Đứng thứ 2 là hoạt động kinh doanh bất động sản với số vốn đăng ký đạt gần 1,7 tỷ USD, chiếm hơn 20% tổng vốn đăng ký cùng giai đoạn.
So với 4 tháng đầu năm 2023 (đạt 451 triệu USD), vốn ngoại đổ vào lĩnh vực bất động sản từ đầu năm đến nay đã tăng gần 4 lần. Ngoài ra, các ngành còn lại thu hút vốn FDI đạt hơn 635 triệu USD, chiếm gần 8%.
Đáng chú ý, giá trị vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm nay cũng ước đạt gần 6,3 tỷ USD, tăng hơn 7% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất kỳ 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua. Trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 607,6 triệu USD, chiếm gần 10%.
VỐN FDI THỰC HIỆN 4 THÁNG ĐẦU NĂM NAY CAO NHẤT 5 NĂM | ||||||
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 4 tháng đầu hàng năm. | ||||||
Nhãn | 2020 | 2021 | 2022 | 2023 | 2024 | |
tỷ USD | 5.15 | 5.5 | 5.92 | 5.85 | 6.28 |
Trong số 50 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 4 tháng qua, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với gần 2,6 tỷ USD, chiếm hơn 36% tổng vốn đăng ký cấp mới.
Bên cạnh đó, Hong Kong (Trung Quốc) chiếm 898 triệu USD, tương đương gần 13% tổng vốn; Nhật Bản rót 814 triệu USD, chiếm hơn 11%; Trung Quốc rót 740 triệu USD, chiếm hơn 10%; Thổ Nhĩ Kỳ rót 730 triệu USD, chiếm 10%; Đài Loan (Trung Quốc) rót 512 triệu USD, chiếm 7%...
Bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam, cho biết Việt Nam đã và đang lọt vào tầm ngắm của lượng lớn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Theo bà, khi bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có nhiều biến động, một quốc gia mới nổi như Việt Nam đã trở thành thị trường tiềm năng thu hút đầu tư. Đặc biệt, tỷ suất lợi nhuận hấp dẫn ở một thị trường chính là yếu tố quan trọng trong các quyết định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
Vị chuyên gia tại Cushman & Wakefield cho rằng đây vẫn là thời điểm phù hợp để các doanh nghiệp ngoại tăng cường các hoạt động thâu tóm hoặc liên kết hợp tác, đặc biệt là những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh.
"Một lượng vốn lớn đến từ nhà đầu tư nước ngoài sẽ hoàn tất, đổ vào thị trường bất động sản Việt Nam trong giai đoạn 2024-2026. Bởi nhiều giao dịch đã, đang trong quá trình đàm phán và khá tích cực", bà Trang dự báo.
Tri thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.
Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.
Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cả năm chưa giải ngân nổi 1%
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, đến hết quý I, đã có 8 dự án nhà ở xã hội tại 7 địa phương được giải ngân với số vốn khoảng 640 tỷ đồng trong gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng.
Chuyên gia: Khó xác định hành vi đầu cơ, thổi giá chung cư Hà Nội
Giá chung cư Hà Nội tăng 48% so với quý I/2019, VARS cho rằng mức giá tăng có dấu hiệu tác động, tạo thông tin nhiễu loạn từ nhóm đầu cơ tạo cung cầu ảo để đẩy giá mua đi bán lại.
Biệt thự trên 'đất vàng' Đà Lạt trúng đấu giá gần 190 triệu/m2
Căn biệt thự trên đường Hồ Tùng Mậu, TP Đà Lạt, vừa được đấu giá thành công với giá 74,5 tỷ đồng bởi một doanh nghiệp có trụ sở ở TP.HCM.