Theo báo cáo mới được Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, tính đến ngày 20/5, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt hơn 11 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, có gần 7,94 tỷ USD đến từ 1.227 dự án mới, tăng hơn 50% về số vốn và 27% về số dự án so với cùng kỳ năm ngoái. Ngược lại, giá trị vốn góp các dự án có vốn điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần lần lượt giảm 9% và 68% so với cùng kỳ.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Theo đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với hơn 7,43 tỷ USD, chiếm hơn 67% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng gần 12% so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, ngành bất động sản tiếp tục duy trì vị trí thứ 2 với gần 1,98 tỷ USD vốn ngoại rót vào từ đầu năm. Đáng chú ý, con số này tăng đến 71% so với cùng kỳ và chiếm gần 18% tổng vốn đầu tư đăng ký. Theo sau đó là ngành bán buôn bán lẻ và vận tải kho bãi với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt hơn 514 triệu USD và 342 triệu USD.
Thống kê của cơ quan này cho thấy 78 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư tại Việt Nam trong 5 tháng đầu năm. Trong đó, Singapore dẫn đầu với gần 3,25 tỷ USD, chiếm 29% tổng vốn đầu tư và tăng 28% so với cùng kỳ 2023.
Các đối tác đầu tư lớn nhất trong 5 tháng đầu năm đều là các đối tác truyền thống của Việt Nam và đến từ châu Á. Riêng 5 thị trường dẫn đầu (Singapore, Hong Kong, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc) đã chiếm khoảng 73% số dự án đầu tư mới và tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước.
Tuy nhiên, nếu xét về số dự án, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới khi chiếm 28%.
Theo Bộ Kế hoạch Đầu tư, vốn đầu tư tập trung vào các địa phương có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài như Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội, Bắc Ninh, TP.HCM, Đồng Nai, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Thái Nguyên, Hưng Yên. Riêng 10 địa phương này đã chiếm khoảng 75% số dự án mới và số vốn đầu tư của cả nước trong 5 tháng.
Đáng chú ý, nhiều dự án lớn ở các lĩnh vực năng lượng (sản xuất pin, tế bào quang điện, thanh silic), sản xuất linh kiện, sản phẩm điện tử, sản phẩm nhiều giá trị gia tăng được đầu tư mới và mở rộng vốn trong 5 tháng.
Bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam từng chia sẻ rằng Việt Nam đã và đang lọt vào tầm ngắm của lượng lớn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Theo bà, khi bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có nhiều biến động, một quốc gia mới nổi như Việt Nam đã trở thành thị trường tiềm năng thu hút đầu tư. Đặc biệt, tỷ suất lợi nhuận hấp dẫn ở một thị trường chính là yếu tố quan trọng trong các quyết định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
Tri thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.
Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.
Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8
Phó thủ tướng đề nghị địa phương xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản để sớm có hiệu lực dự kiến từ 1/8.
Ngày càng nhiều người Việt mua nhà ở nước ngoài
Xuất phát từ nhu cầu hỗ trợ con cái du học và sau đó là gia tăng tài sản, người giàu Việt đang quan tâm nhiều hơn đến bất động sản ở các thị trường phát triển.
Công ty liên quan đại gia gỗ bị bắt vì đánh bạc lên tiếng
Phú Tài cho biết việc ông Đỗ Xuân Lập bị bắt không ảnh hưởng đến công tác điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty.