Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hơn 4 triệu liều vaccine Covid-19 đã được sử dụng ở Việt Nam

Hơn 3,8 triệu người đã được tiêm vaccine Covid-19 tại Việt Nam. Bên cạnh đó, tính đến 17h ngày 14/7, Quỹ Vắc xin phòng chống Covid-19 đã tiếp nhận được hơn 8.100 tỷ đồng.

Sáng 15/7, theo thông tin từ Bộ Y tế, Việt Nam có tổng cộng 38.280 ca ghi nhận trong nước và 1.959 ca nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới ghi nhận trong nước tính từ ngày 27/4 đến nay là 34.710 ca, trong đó có 6.850 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

12 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Sơn La, Ninh Bình, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hoà Bình, Bắc Kạn.

5 tỉnh không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Hà Nam, Vĩnh Phúc, Quảng Nam, Nam Định, Lào Cai.

Thêm hơn 25.000 người được tiêm vaccine trong một ngày

Về tình hình tiêm chủng, thêm 25.377 người được tiêm vaccine phòng Covid-19 trong ngày 14/7. Như vậy tổng cộng đã thực hiện tiêm chủng 4.146.767 liều. Trong đó, số người đã được tiêm 1 mũi là 3.859.995 người. Số người đã được tiêm đủ 2 mũi là: 286.772 người.

Trước đó, Bộ Y tế chủ trì lễ phát động chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử Việt Nam. Chiến dịch sẽ được triển khai từ tháng 7 tới tháng 4/2022, tại cơ sở tiêm chủng đủ điều kiện của tất cả tuyến (các điểm tiêm chủng cố định và lưu động).

Covid-19 anh 1

Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử Việt Nam được triển khai từ tháng 7/2021 tới tháng 4/2022. Ảnh: Duy Hiệu

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết để chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 thành công, Bộ Y tế và Ban Chỉ đạo chiến dịch mong nhận được sự hưởng ứng tích cực và hợp tác nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả của các chính quyền các cấp và toàn thể người dân Việt Nam.

Chiến dịch huy động hệ thống chính trị tham gia, huy động tối đa lực lượng bao gồm cơ sở trong và ngoài ngành y tế, công an, quân đội…

Ông Long cũng thông tin trong tháng 7, hơn 9 triệu liều vaccine được chuyển cho Việt Nam, đúng vào thời điểm dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp tại TP.HCM và một số tỉnh, thành phố phía Nam. Tất cả vaccine được Bộ Y tế cấp phép sử dụng và đưa về Việt Nam đều đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Bộ trưởng Y tế nhấn mạnh, trong công tác tiêm chủng, Việt Nam luôn quán triệt đảm bảo an toàn tối đa cho người tiêm chủng “tiêm đến đâu an toàn đến đó".

Để có thể tiếp cận được nguồn vaccine trong bối cảnh khan hiếm trên quy mô toàn cầu, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã rất nỗ lực, cố gắng đưa vaccine về Việt Nam. Với hàng trăm cuộc trao đổi, làm việc, đàm phán, Việt Nam đã có được 105 triệu liều vaccine trong năm 2021, hướng tới đạt 150 triệu liều để tạo miễn dịch cộng đồng trong cuối năm 2021 và đầu năm 2022.

Covid-19 anh 2

Việt Nam hướng tới tiêm chủng 150 triệu liều vaccine Covid-19 để đạt miễn dịch cộng đồng. Ảnh: Duy Hiệu

Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, do mức độ khan hiếm của vaccine toàn cầu, nên dù đã có những hợp đồng mua từ tháng 11/2020, có những cam kết thoả thuận từ tháng 9/2020 nhưng đến nay chúng ta mới có vaccine.

"Tình trạng này sẽ tiếp tục kéo dài đến tháng 9/2021. Tuy nhiên, sau tháng 9, lượng vaccine về Việt Nam sẽ nhiều, vì thế chúng ta đặt ra là tăng độ bao phủ với người dân" - Bộ trưởng cho hay.

Mục tiêu tiêm chủng toàn quốc

Theo Bộ trưởng Y tế, Việt Nam phấn đấu đặt mục tiêu cuối năm 2021, hoặc đầu năm 2022 có thể đạt miễn dịch cộng đồng, đồng nghĩa với việc khoảng 70% dân số Việt Nam phải được tiêm chủng vaccine Covid-19 đủ 2 liều.

Bộ Y tế đặt mục tiêu tối thiểu 50% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm phòng vaccine Covid-19 trong năm 2021. Hết quý I/2022, trên 70% dân số được tiêm vaccine.

Nhóm được tiêm là toàn bộ người dân trong độ tuổi có chỉ định sử dụng vaccine, theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Ngoài ra, 16 nhóm người và 4 nhóm tỉnh, thành phố được ưu tiên tiêm chủng.

Chiến dịch sử dụng đồng thời các loại vaccine đủ điều kiện từ nhiều nguồn cung ứng khác nhau để tăng độ bao phủ; đảm bảo tiêm hết số lượng vaccine trước khi hết hạn để tránh lãng phí.

Trước đó, để tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng tự nguyện bằng tiền, vắc xin của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác cho hoạt động mua, nhập khẩu vaccine, nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước và sử dụng vắc xin phòng Covid-19 cho người dân, Chính phủ đã quyết định thành lập Quỹ Vắc xin phòng Covid-19. Tính đến 17h ngày 14/7, quỹ đã tiếp nhận hơn 8.100 tỷ đồng.

Covid-19 anh 3

Nhiều tổ chức, doanh nghiệp cũng kêu gọi nhân viên đóng góp vào Quỹ Vắc xin phòng Covid-19. Ảnh: HDBank

Các tổ chức, cá nhân có thể tiếp tục ủng hộ quỹ bằng nhiều hính thức như chuyển khoản, địa chỉ tiếp nhận trực tiếp hoặc tin nhắn.

Đóng góp trực tuyến qua website

Bằng cách đóng góp trực tuyến qua website https://www.quyvacxincovid19.gov.vn, người dân dễ dàng ủng hộ cho “Quỹ vắc-xin phòng chống Covid-19” của Chính phủ có ngân sách phục vụ cho hoạt động mua, nhập khẩu, nghiên cứu, sản xuất và tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 trong nước.

Tài khoản tiếp nhận tiền trong nước

Ngân hàng TMCP Phát Triển TP.HCM (HDBank)

- Tên tài khoản: Quỹ vaccine phòng COVID-19

- Số tài khoản: 686868(VND); 686868 (USD) và 686868(EUR).

Tài khoản tiếp nhận tiền từ nước ngoài

HOCHIMINH City Development Joint Stock Commercial Bank

- Account name: Fund for vaccination Prevention of Coronavirus Disease 2019

- Account number: 686868(VND); 686868 (USD) và 686868 (EUR).

- Beneficiary Bank: HOCHIMINH City Development Joint Stock Commercial Bank

- Swift code: HDBCVNVX

Địa chỉ tiếp nhận ủng hộ và thông tin liên hệ

- Ban Quản lý Quỹ vaccine phòng COVID-19, Bộ Tài chính; số 32 Phố Cát Linh, Phường Cát Linh, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.

- Số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận thông tin về ủng hộ tài trợ Quỹ vaccine phòng COVID-19: 0913548318; 0902235722; 0904247674; 0912488438.

- Địa chỉ email: quyvacxincovid19@vst.gov.vn

Sau khi chuyển tiền, các nhà tài trợ xác nhận với Quỹ qua đường dây nóng hoặc thông báo trên nhóm để cập nhật vào danh sách toàn quốc.

Hình thức nhắn tin theo cú pháp:

Soạn: Covid NK gửi 1408. Trong đó, N là số bất kỳ trong khoảng từ 1 đến 2.000, K thể hiện đơn vị nghìn đồng. Mỗi tin nhắn được gửi đi, người nhắn đã đóng góp số tiền 1.000 đồng nhân N lần.

Co giat mi mat canh bao benh gi? hinh anh

Co giật mí mắt cảnh báo bệnh gì?

0

Co giật mí mắt (Eye Twitching) là tình trạng mí mắt co thắt lặp đi lặp lại không kiểm soát. Co giật mí mắt có thể liên quan đến mắt nhưng cũng có thể liên quan đến dây thần kinh và các cơ trên khuôn mặt.

Mai Hoa, Phan Châu Giang

Bạn có thể quan tâm