Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hơn 23.000 học sinh, phụ huynh bị phạt không đội mũ bảo hiểm

Trong một tháng, lực lượng cảnh sát giao thông nhắc nhở, xử phạt hàng chục nghìn trường hợp, tạm giữ 311 phương tiện vi phạm không đội mũ bảo hiểm cho trẻ em, học sinh.

Chiều 8/5, ông Nguyễn Trọng Thái, Chánh văn phòng Ủy ban ATGTQG cho biết, trong tháng cao điểm thực hiện quy định về đội mũ bảo hiểm đối với trẻ em, lực lượng cảnh sát giao thông đã kiểm tra nhắc nhở và xử phạt hơn 23.000 trường hợp học sinh, phụ huynh vi phạm. Cảnh sát lập biên bản hơn 6.600 người, tạm giữ 311 phương tiện và phạt tiền trên 430 triệu đồng.

Theo khảo sát của Quỹ phòng chống Thương vong châu Á (AIP) sau một tháng, tỷ lệ học sinh đội mũ bảo hiểm trung bình tăng từ 38-68%.

Sau một tháng thực hiện, nhiều học sinh vẫn đầu trần tới trường. Ảnh: Nguyễn Hoàn.

Sau thời gian tuyên truyền nhắc nhở, lực lượng chức năng đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phụ huynh, học sinh trong việc chấp hành các quy định đội mũ bảo hiểm cho trẻ em.

Tuy nhiên, nhận thức của một số phụ huynh, học sinh còn chưa tích cực. Nhiều bậc cha mẹ, học sinh vẫn đầu trần đèo ba, bốn khi tham gia giao thông. Khi bị nhắc nhở, nhiều người biện lý do vội vàng, quên hoặc không có chỗ treo mũ...

Theo ông Thái, nguyên nhân là lực lượng tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm mỏng không thể quán xuyến được hết địa bàn. Nhiều địa phương người dân chưa được nhắc nhở xử phạt nên vẫn còn tình trạng học sinh đầu trần tới trường.

“Lực lượng cảnh sát giao thông cần đưa thông tin vi phạm về đội mũ bảo hiểm đối với trẻ em vào làm nhiệm vụ thường”, ông Thái nói.

Vắng bóng CSGT, học sinh đầu trần phóng xe khắp phố

Hình ảnh học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm tái diễn khắp Hà Nội chỉ sau một tuần xử phạt chính thức. Trong khi đó, các chốt CSGT ứng trực ở gần cổng trường không còn.

Ngoài ra, lực lượng cảnh sát sát giao thông cần gửi thông tin học vi phạm thường xuyên về các Sở Giáo dục trên địa bàn để có biện pháp xử lý, giáo dục ngay tại trường học.

“Ngành giáo dục cần có hình thức thống kê, kiểm điểm đối với học sinh cố tình vi phạm hoặc tái vi phạm và đưa ra hình thức phê bình, đánh giá thi đua khen thưởng cuối năm”, ông Thái nói.

Hoàn Nguyễn

Bạn có thể quan tâm