Ngoài ra, họ phải trợ tử nhân đạo với 28 con cá voi hoa tiêu và 3 cá voi khác vì không còn khả năng cứu sống chúng.
Vụ việc xảy ra tại bãi biển Waitangi thuộc quần đảo Chatham ở phía đông New Zealand. Cuối ngày 22/11, các nhân viên từ DoC nhận được thông tin về vụ mắc cạn song không thể có mặt kịp thời do khoảng cách xa cùng tình trạng mất điện (nơi này cách Đảo Nam của New Zealand 800 km).
Trong một tuyên bố, kiểm lâm viên Jemma Welch từ DoC khẳng định hơn 120 con cá voi “mắc cạn do biển động và do cá mập trắng xuất hiện”.
Cá voi đã chết vì bị mắc cạn ở gần quần đảo Chatham. Ảnh: ABC News. |
Cá voi mắc cạn là hiện tượng khá phổ biến tại quần đảo Chatham. Lần mắc cạn nghiêm trọng nhất được ghi nhận vào năm 1918, khi 1.000 cá thể voi chết trong một vụ mắc cạn hàng loạt.
Theo DoC, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cá voi mắc cạn như bệnh tật, lỗi điều hướng, đặc điểm địa lý, thủy triều xuống nhanh, điều kiện thời tiết khắc nghiệt hay bị kẻ thù săn đuổi.
Song các nhà khoa học cho rằng hiện tượng biến đổi khí hậu đang khiến nước biển ấm lên. Việc thay đổi môi trường sống khiến cá voi phải đến gần bờ để săn bắt con mồi.
Trung bình mỗi năm, New Zealand có hơn 300 con cá voi, cá heo mắc cạn trên các bờ biển. Theo nhiều bộ tộc bản địa, các vụ mắc cạn ngày càng nghiêm trọng và phức tạp hơn do số lượng cá thể chết tăng nhanh.