Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hôm nay, Quốc hội xem xét việc rút ngắn nhiệm kỳ khóa XV

Quốc hội sẽ tiến hành phiên thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử, việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, sáng 12/5, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải sẽ trình Quốc hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

Rut ngan Quoc hoi anh 1

Quốc hội sẽ nghe tờ trình về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV. Ảnh: Như Ý.

Sau đó, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình sẽ trình bày báo cáo thẩm tra dự án luật này.

Sáng cùng ngày, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh sẽ trình Quốc hội tờ trình về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Tiếp đó, bà Nguyễn Thị Thanh cũng sẽ trình bày tờ trình về ngày bầu cử toàn quốc bầu đại biểu Quốc hội khoá XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031.

Chiều cùng ngày, Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử; việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Trao đổi với phóng viên tại họp báo trước kỳ họp, bà Nguyễn Phương Thủy - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp - cho biết, việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn và việc này đã được đặt ra từ nhiều nhiệm kỳ trước đây.

Theo bà, Đại hội Đảng toàn quốc thường diễn ra vào tháng 1 và tiến hành bầu cử Quốc hội vào ngày 19/5. Với khoảng 4 tháng để tiến hành bầu cử, kiện toàn nhân sự cấp cao của Đảng, Nhà nước, thời gian như vậy là khá dài.

Thực hiện yêu cầu về sắp xếp chức bộ máy, hoàn thiện tổ chức, nhân sự các cơ quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, nhất trí chủ trương báo cáo Quốc hội xem xét, rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp 2021-2026, để nhiệm kỳ Quốc hội lần tới sẽ được tiến hành gần nhất có thể với thời gian diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc.

"Như vậy sẽ có điều kiện hơn trong kiện toàn, tổ chức bộ máy các cơ quan của Đảng, Nhà nước", bà Thủy nêu rõ.

Với tinh thần đó, Luật Bầu cử sẽ nghiên cứu sửa đổi theo hướng đơn giản hóa các khâu, các bước trong bầu cử, cũng như rút ngắn thời gian thực hiện.

Cũng trong ngày 12/5, Chánh án TAND Tối cao sẽ trình bày dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản và Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).

Sách Bàn về Quốc hội - những thách thức của những khái niệm là kết quả của cả một quá trình tích lũy và suy ngẫm của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội đề xuất lương khởi điểm tăng 30%

Đại biểu Quốc hội cho rằng không thể thu hút sinh viên tốt nghiệp xuất sắc hay một nhà khoa học trẻ từ nước ngoài về bằng một mức lương khởi điểm hệ số 2,34.

Tổng Bí thư: Kỳ Đại hội sau mới tính sửa căn bản Hiến pháp

Tổng Bí thư Tô Lâm mong các đại biểu Quốc hội lắng nghe ý kiến của nhân dân để tập trung sửa đổi Hiến pháp và xây dựng pháp luật.

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Duma Quốc gia Liên bang Nga

Theo đặc phái viên TTXVN, ngày 10/5, tại trụ sở Duma Quốc gia Liên bang Nga ở thủ đô Moskva, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Duma Quốc gia Vyacheslav Volodin trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.

https://tienphong.vn/hom-nay-quoc-hoi-xem-xet-viec-rut-ngan-nhiem-ky-khoa-xv-post1741337.tpo

Luân Dũng/Tiền Phong

Bạn có thể quan tâm