Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Học giả Trung Quốc: Sự quyết đoán của Bắc Kinh phản tác dụng

Động thái đặt giàn khoan trái phép ở vùng biển Việt Nam có thể đẩy mục tiêu ngoại giao của Trung Quốc vào tình trạng nguy hiểm.

Nhận định trên tờ New York Times (Mỹ) ngày 12/5, ông David Zweig, Giám đốc Trung tâm Quan hệ Xuyên quốc gia của Trung Quốc tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong, cho rằng quan điểm cứng rắn của Trung Quốc trong việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) vào hoạt động trái phép ở vùng biển Việt Nam có thể khiến các mục tiêu ngoại giao của Bắc Kinh tại khu vực gặp khó khăn và nguy hiểm.

Việc đưa giàn khoan Haiyang 981 vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam là hành động đơn phương gây căng thẳng của Trung Quốc. Ảnh: AP.

Ông David Zweig cho rằng nếu Trung Quốc không thể hợp tác với Việt Nam sau khi hai nước đã có thỏa thuận song phương (về giải quyết các vấn đề trên biển) thì Trung Quốc sẽ khó thuyết phục các nước khác để họ đồng ý về các thỏa thuận song phương với Trung Quốc.

Quan điểm quyết đoán của Trung Quốc có thể sẽ phản tác dụng nếu như nó khiến các nước Đông Nam Á đi theo bước chuyển trọng tâm chiến lược của Mỹ tại châu Á.

Theo ông Zweig, tất cả những hành động này của Trung Quốc sẽ khiến các quốc gia Đông Nam Á chào đón chính sách xoay trục của Mỹ.

Trung Quốc xấc xược 'rút dao' đe dọa láng giềng

Bất chấp phản ứng của cộng đồng quốc tế về vụ đưa giàn khoan tới vùng biển Việt Nam, Trung Quốc vẫn tỏ ra ngang ngược.

 

Trước đó, ông Lý Lệnh Hoa, chuyên viên nghiên cứu thuộc Trung tâm Thông tin Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc, một nhà nghiên cứu nổi tiếng về luật biển cũng đã lên tiếng tỏ rõ thái độ phản đối hành động của phía Trung Quốc.

Trong bài báo công bố trên các trang 163.comSina ngày 6/5, ông viết: “Hơn 16h hôm nay (6/5), phóng viên Thời báo Hoàn cầu gọi điện thoại, hỏi quan điểm đối với tình huống liên quan tới quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, tôi thẳng thắn nói với ông ta quan điểm của mình: Trung Quốc là nước đã ký Công ước biển LHQ (UNCLOS 1982), cần phải hành xử theo các điều 74, 83 của công ước, phải tôn trọng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các nước láng giềng”.

Cái giá Trung Quốc phải trả cho mưu đồ xâm phạm chủ quyền VN

Theo các chuyên gia quốc tế, Trung Quốc sẽ phải trả giá đắt cho việc đặt giàn khoan tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, bất kể lợi ích an ninh năng lượng mà họ thu được.

Trong một bài viết nhan đề Trung Quốc cần có chính sách thống nhất với các nước có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông được đăng trước đó, ông Lý Lệnh Hoa đã vạch trần tính phi lý trong yêu sách về Biển Đông của chính phủ Trung Quốc. Ông viết: “Từ năm 1947, Trung Quốc tự ý vẽ ra một đường đứt đoạn trên bản đồ Biển Đông, gọi là Đường 9 đoạn hay Đường hình chữ U, rồi coi đó là đường biên giới biển truyền thống. Chính phủ ta (Trung Quốc) chưa bao giờ chính thức giải thích về hàm nghĩa pháp luật của cái đường này… Cần phải nói rõ một điều: vùng nước bên trong Đường hình chữ U chiếm tới 80% diện tích Biển Đông không thể nào là vùng nước lịch sử của nước ta (tức Trung Quốc)".

Theo ông, “Đường hình chữ U” này không phải là biên giới biển của Trung Quốc. Quy tắc quốc tế cho thấy rõ, giống như biên giới trên đất liền, biên giới trên biển cũng phải là một đường thực tế, không thể là một đường ảo. Nếu Trung Quốc cứ kiên trì cái gọi là “Đường 9 đoạn” không có căn cứ pháp luật, không có kinh độ, vĩ độ cụ thể, sẽ không được các nước xung quanh Biển Đông và cộng đồng quốc tế chấp nhận. Trung Quốc cần tôn trọng lập trường của các quốc gia ven Biển Đông về thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo tinh thần của Công ước biển Liên Hiệp Quốc năm 1982”.

Trung Quốc họp báo: Truyền thông quốc tế ủng hộ Việt Nam

Các phóng viên quốc tế đều cảm thấy những câu trả lời của Trung Quốc là không thỏa đáng, đồng thời ủng hộ lập trường của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông.

http://www.vietnamplus.vn/hoc-gia-trung-quoc-su-quyet-doan-cua-bac-kinh-phan-tac-dung/259432.vnp

Theo Vietnamplus

Bạn có thể quan tâm