Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Báo Nhật: Cư dân mạng Trung Quốc quá hung hăng

Trang Livedoor của Nhật dẫn bài viết trên tờ Sankei Shimbun, chỉ trích thái độ hiếu chiến thái quá của cư dân mạng Trung Quốc khi nước này gây hấn trên Biển Đông.

“Sau những va chạm trên Biển Đông, người dùng Internet Trung Quốc đã phản ứng dữ dội. Họ đòi chiến tranh, dùng ngôn ngữ xúc phạm đối với những các nước khác”, bài viết trên Livedoor nhận định.

Trong vụ việc Trung Quốc đưa giàn khoan dầu vào Biển Đông, Việt Nam đã mạnh mẽ lên án và tuyên bố “đây là hành vi xâm phạm chủ quyền, Trung Quốc ngang ngược trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam”.

Tàu Trung Quốc hung hãn tấn công tàu CSB Việt Nam trên biển Đông
Tàu Trung Quốc hung hãn tấn công tàu CSB Việt Nam trên Biển Đông. Ảnh: Guardian.

Trong khi đó, Trung Quốc đã đáp lại những lời kêu gọi của chính phủ Việt Nam bằng hành động bạo lực như bắn vòi rồng, đâm tàu và thậm chí đưa cả tiêm kích đến vùng biển này.

Theo Sankei Shimbun, khi có những thông tin về xung đột trên Biển Đông, nhiều dân mạng Trung Quốc đòi phát động chiến tranh với những phát ngôn hiếu chiến như: “Tại sao lại chỉ là bắn vòi rồng? Hãy bắn pháo trực tiếp”. “Đánh chìm tàu Việt Nam”, “Hãy trừng phạt kinh tế và tấn công Việt Nam”…

Đồng thời, việc Phillipines bắt tàu cá Trung Quốc cùng 11 ngư dân cũng trở thành tiêu điểm truyền thông trong tuần qua ở Trung Quốc.

'Trung Quốc muốn đưa Việt Nam vào bẫy'

"Với việc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam, có thể Trung Quốc muốn khiêu khích để Việt Nam phản ứng vượt giới hạn và mắc bẫy", chuyên gia tại CSIS nhận định.

 

Chính phủ Trung Quốc đã họp báo và có những phát ngôn chính thức về cả hai sự việc trên. Tuy nhiên, những phát ngôn của Trung Quốc lại cố tình lấp liếm, nói sai sự thật, hoặc chỉ nói một phần sự thật. Trong vụ việc tàu cá Trung Quốc bị Phillipines bắt giữ, chính phủ Trung Quốc đã cố tình giấu nhẹm thông tin về tình trạng của tàu này khi bị bắt: trên tàu có đến 500 con rùa biển quý, loài vật trong danh sách bảo tồn, bị cấm săn bắt.

Sankei Shimbun dẫn đăng một ý kiến của độc giả tại Hong Kong về vụ việc này, cho rằng người những người "được biết đầy đủ thông tin" sẽ "xấu hổ mà chết" nếu bị người nước ngoài chất vấn vì vi phạm luật bảo vệ động vật hoang dã.

Chỉ một số ít độc giả tỉnh táo như vậy, một trong số đó đã lên tiếng thẳng thừng trên mạng tin Sina: “Chính phủ Trung Quốc đừng làm như mình là nạn nhân nữa”.

Tuy nhiên, theo Sankei Shimbun, ngày 7/5, Trung Quốc bắt đầu chế độ kiểm soát bình luận độc giả và xóa nhiều bài viết cũng như các bình luận “nhạy cảm” vào ngày 8/5 để kiểm soát dư luận trong nước.

'Trung Quốc đang biến Biển Đông thành nồi nước sôi'

Các chuyên gia phân tích nhận định rằng Biển Đông đang bị Trung Quốc biến thành “nồi nước sôi” khi nước này liên tục gây hấn với các nước trong khu vực.

http://infonet.vn/bao-nhat-cu-dan-mang-trung-quoc-hung-hang-qua-post129456.info

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm