Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Học giả Mỹ: Thời kỳ 'tiếp xúc ngây thơ' với Trung Quốc đã qua

Một báo cáo mới cho rằng Bắc Kinh tìm cách lợi dụng sự cởi mở của xã hội dân chủ Mỹ để "thách thức, và đôi khi phá hoại, sự tự do, các quy chuẩn và luật lệ cốt lõi của nước Mỹ".

Báo cáo mới dài 213 trang mang tên Ảnh hưởng của Trung Quốc và lợi ích của Mỹ: Nâng cao cảnh giác trên tinh thần xây dựng là kết quả sau một năm rưỡi làm việc của 22 học giả và nhà phân tích tại Viện Hoover và Đại học George Washington, theo Straits Times.

Báo cáo nói cùng với làn sóng tiền Trung Quốc thâm nhập khắp nơi tại Mỹ - từ các cơ sở giáo dục đến nền chính trị, từ cộng đồng người gốc Hoa đến truyền thông, Bắc Kinh tìm cách lợi dụng sự cởi mở của xã hội dân chủ Mỹ để "thách thức, và đôi khi phá hoại, sự tự do, các quy chuẩn và luật lệ cốt lõi của nước  Mỹ".

Một trong những mục đích chủ yếu của việc này là ngăn chặn sự chỉ trích nhằm vào Trung Quốc cũng như triệt tiêu sự ủng hộ dành cho Đài Loan, nơi mà Bắc Kinh vốn coi là một tỉnh ly khai.

quan he my trung anh 1
Báo cáo mới nói các cơ quan Mỹ cần theo dõi dòng tiền và quyền lực, tìm hiểu chính xác ai đứng sau hay ủy quyền cho hoạt động của các thực thể Trung Quốc. Ảnh: AFP.

Báo cáo được công bố giữa lúc Tổng thống Mỹ Donald Trump lên đường đến Argentina tham dự hội nghị G20, nơi ông dự kiến có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Cuộc gặp này được kỳ vọng cho thấy những chỉ dấu về đường hướng quan hệ Mỹ - Trung trong bối cảnh hai bên đang đối đầu trong cuộc chiến thương mại căng thẳng cũng như rộng hơn cạnh tranh ảnh hưởng trên toàn cầu.

Báo cáo thừa nhận các hoạt động ngoại giao công khai thông thường, như chương trình thăm viếng, trao đổi văn hóa và giáo dục, mua bài quảng cáo trên báo chí hay vận động hành lang ở cấp chính phủ, là những biện pháp được chấp nhận mà nhiều chính phủ sử dụng để tăng cường sức mạnh mềm.

Tuy nhiên, tham vọng trong hoạt động của Trung Quốc, xét trên các khía cạnh như độ rộng, độ sâu của các khoản đầu tư tài chính, cần phải được giám sát chặt chẽ hơn, vì Trung Quốc đang can thiệp một cách tháo vát và mạnh mẽ hơn, bao trùm nhiều lĩnh vực hơn so với Nga.

Đa phần các hoạt động thoạt nhìn có vẻ vô hại này được chính phủ Trung Quốc chống lưng, báo cáo cho biết. Các cơ quan Mỹ cần theo dõi dòng tiền và quyền lực, tìm hiểu chính xác ai đứng sau hay ủy quyền cho hoạt động của các thực thể Trung Quốc.

"Vì hầu hết nỗ lực của Trung Quốc nhằm gây ảnh hưởng đến công chúng và tập quán Mỹ đều diễn ra ở cấp địa phương, và vì truyền thông địa phương, các trường đại học, công ty và nhóm vận động thường tham gia vào các nỗ lực này dù vô tình hay hữu ý, các lãnh đạo địa phương, cũng như các lãnh đạo quốc gia, cần hiểu về các mục tiêu và chiến lược của Trung Quốc", báo cáo nói.

Với bản chất không cân xứng trong giao lưu giữa Mỹ và Trung Quốc, các học giả đề nghị chính phủ và chính quyền các bang của Mỹ cần nhấn mạnh quan điểm có qua có lại. Chẳng hạn, học giả Trung Quốc đến Mỹ phải chịu những hạn chế nghiêm ngặt, thậm chí từ chối visa, tương tự học giả Mỹ đến Trung Quốc.

Cố vấn Trump: Mỹ - Trung có thể đạt 'đột phá' thương mại tại G20

Cố vấn nói ông Trump sẵn lòng đi đến một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc tại hội nghị G20, nhưng nếu không có tiến triển, Mỹ sẽ tăng mức thuế nhập khẩu từ 10% lên 25%.

Mỹ rút khỏi trật tự đa phương buộc châu Á 'dò đá qua sông'

Trong lúc Washington đang ngày càng thiên về chủ nghĩa bảo hộ, nhiều nước châu Á loay hoay với một "giấc mơ Mỹ" tan vỡ và một Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ.

Đông Phong

Bạn có thể quan tâm