Khi về già, hãy học cách tận hưởng niềm vui trong những công việc giản đơn. Ảnh: K.P. |
[...]
Sự biến đổi giữa nam tính và nữ tính vẫn còn đè nặng vào khía cạnh tâm lý hơn khía cạnh thể chất. Trường hợp thường xảy ra với đàn ông ở độ tuổi bốn mươi hoặc bốn mươi lăm, họ vừa thất bại với việc kinh doanh, nhưng khi đó vợ họ bắt đầu mở một cửa hàng nhỏ và đôi khi người chồng trở thành người chạy việc vặt cho vợ.Vai trò về kinh tế trong gia đình giữa họ đã thay đổi.
Có rất nhiều phụ nữ chỉ nhận thức được trách nhiệm và ý thức xã hội sau tuổi bốn mươi. Trong cuộc kinh doanh hiện đại đặc biệt ở Mỹ suy nhược thần kinh ở độ tuổi bốn mươi hoặc sau năm mươi là một căn bệnh khá phổ biến, nam giới bị căn bệnh này nhiều hơn.
Nếu các bệnh nhân được nghiên cứu kỹ một chút thì người ta sẽ thấy rằng những người mắc hội chứng này thường giảm bớt sự nam tính, khi nam tính biến mất thì chỉ còn lại một người đàn ông yếu đuối.
Ngược lại, khi quan sát những người phụ nữ trong lĩnh vực kinh doanh, càng lớn tuổi, đặc biệt là khi bước vào tuổi năm mươi, họ sẽ trở nên "nam tính", sự cương quyết, cố gắng gạt mọi cảm xúc mang tính cảm tính khi đưa ra quyết định được thể hiện rõ ràng.
Khi sự đảo ngược này xảy ra thì cuộc hôn nhân của họ sẽ trở thành thảm họa; vì không khó để hình dung điều gì có thể xảy ra khi người chồng trở nên dịu dàng còn người vợ lại mạnh mẽ hơn. Phần lớn, người trong cuộc khó chấp nhận điều này.
Nhưng kiểu nạn nhận bị ảnh hưởng tệ nhất trong giai đoạn này chính là những người thông minh và có học vấn nhưng lại không hình dung rõ ràng về những thay đổi này, và bắt đầu thay đổi để thích nghi với vai trò mới.
Họ bắt đầu bước vào giai đoạn sau của cuộc đời mà hoàn toàn không được chuẩn bị gì. Liệu có nên mở ra các trường đại học dành cho những người ở độ tuổi bốn mươi hay không, nơi đây sẽ chuẩn bị cho họ dần thích nghi với sự thay đổi sắp tới trong cuộc sống, giống như các trường đại học dành cho người trẻ tuổi - nơi giúp họ hiểu biết hơn về cuộc sống và thế giới?
Nếu không được chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bước vào tuổi xế chiều, chúng ta bắt đầu quá trình này với giả định sai lầm rằng những chân lý và lý tưởng của mình sẽ mãi phục vụ chúng ta như từ trước đến nay.
Ở giai đoạn xế chiều, chúng ta không thể sống theo kế hoạch của tuổi trẻ được, vì những điều tuyệt vời trong giai đoạn tuổi trẻ sẽ vơi bớt đi trong tuổi xế chiều và những gì chân thật ở tuổi trẻ sẽ trở thành lời nói dối ở tuổi già. Tôi đã điều trị tâm lý cho rất nhiều người ở những năm tháng tuổi già và thường xuyên nhìn vào những căn phòng bí mật trong tâm hồn họ, không hề bị lay chuyển bởi sự thật cơ bản này.
Những người lớn tuổi nên biết rằng cuộc sống của họ sẽ khó có thể diễn biến theo chiều hướng đi lên được nữa, khi trình bên trong không thay được, thì nhịp độ cuộc sống buộc phải chậm lại. Đối với những người trẻ, việc dành quá nhiều thời gian cho các sở thích cá nhân sẽ mang tới nhiều bất lợi. Nhưng đối với những người già, việc dành sự quan tâm nghiêm túc cho bản thân là một bổn phận và là điều cần thiết.
Hãy chấp nhận việc mình già đi, trí tuệ sẽ không được minh mẫn như trước, cơ thể sẽ chậm chạp hơn. Lúc này, thay vì quan tâm tới con cái và những người xung quanh, hãy dành nhiều thời gian cho chính mình, làm bạn với chính mình.
Sau khi chiếu sáng xuống thế giới, mặt trời thu lại những tia nắng để tự chiếu sáng cho bản thân. Tuổi già cũng giống như mặt trời buổi hoàng hôn. Hãy rực rỡ theo một cách khác, nhưng không phải ai cũng làm được điều này. Nhiều người già thích trở thành những kẻ hà tiện, giáo điều, tán thưởng quá khứ một cách thái quá.
Các việc làm này đều thể hiện sự nuối tiếc của bản thân, hậu quả của việc cho rằng nửa sau của cuộc đời sẽ vẫn giữ những nguyên tắc sống như lúc con trẻ.