Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hóa thạch tiết lộ thảm họa toàn cầu khiến khủng long tuyệt chủng

Những hóa thạch cá cổ đại với thủy tinh trong mang cho thấy ảnh hưởng tàn khốc từ vụ va chạm giữa một thiên thạch khổng lồ với Trái Đất 66 triệu năm trước đối với các sinh vật.

66 triệu năm trước, một thiên thạch khổng lồ rơi xuống vùng biển nông gần Mexico. Vụ va chạm tạo ra miệng núi lửa rộng 150 km và đánh bật những ngọn núi Trái Đất vào không gian. Các mảnh vụn rơi xuống hành tinh trong những giọt đá và thủy tinh nóng chảy.

Những con cá cổ đại dính những đốm thủy tinh trong mang của chúng khi bơi, miệng há hốc, dưới cơn mưa kỳ lạ. Những con sóng lớn, lởm chởm ném các con vật lên vùng đất khô cằn, sau đó nhiều con sóng chôn vùi chúng trong bùn.

Theo bài báo đăng trên tờ Proceedings of the National Academy of Science, một nhà khoa học làm việc ở North Dakota (Mỹ) gần đây đã đào được hóa thạch của những con cá này. Chúng chết trong vòng vài phút hoặc vài giờ sau khi thiên thạch rơi.

hoa thach khung long anh 1
Các dấu tích được tìm thấy ở Hell Creek, North Dakota. Ảnh: Washington Post.

Timothy Bralower, nhà cổ sinh vật học thuộc Đại học Pennsylvania, cho rằng đó là ngày khủng long tuyệt chủng.

Khoảng 3 trong 4 loài bị diệt vong trong cái được gọi là tuyệt chủng Cretaceous - Paleogen, còn được gọi là sự kiện K-PG hoặc tuyệt chủng K-T.  

Bốn thập kỷ nghiên cứu đã củng cố lý thuyết tuyệt chủng thiên thạch, được chấp nhận rộng rãi như là lời giải thích hợp lý nhất cho sự biến mất của khủng long.

DePalma, nghiên cứu sinh tại Đại học Kansas, bắt đầu khai quật địa điểm Hell Creek tại khu vực North Dakota vào năm 2013. Kể từ đó, DePalma và các nhà cổ sinh vật học khác đã tìm thấy rất nhiều hóa thạch cá tầm và cá mái chèo với những mảnh thủy tinh vẫn còn trong mang.

Trả lời Washington Post, nhà cổ sinh vật Bralower cho biết địa điểm này có tất cả dấu hiệu từ tác động Chicxulub, bao gồm các hạt thủy tinh và rất nhiều iridium.

Đầu những năm 1990, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy "vết sẹo" do thiên thạch để lại - miệng núi lửa ở bán đảo Yucatan. Tác động được đặt theo tên thị trấn Chicxulub gần đó của Mexico.

Hell Creek cách miệng núi lửa Chicxulub 3.200 km. Những con cá được ép trong bùn ở Hell Creek được bảo quản rất tốt. Vào thời của khủng long, địa điểm này là một thung lũng sông.

Con sông chảy vào một vùng biển nội địa nối liền Bắc Băng Dương với Vịnh Mexico thời tiền sử. Theo các tác giả nghiên cứu, sau khi xảy ra va chạm với tiểu hành tinh, sóng địa chấn từ trận động đất mạnh 10 đến 11 độ đã gợn qua vùng biển này.

Những con sóng cao tới 9 m đã nhấn chìm thung lũng sông trong nước, sỏi và cát, theo sau là mưa đá và thủy tinh. Những vật chất này đã gây ra cái chết không thể tránh khỏi cho các sinh vật.

Vì vậy, theo tác giả nghiên cứu Jan Smit, nhà cổ sinh vật học tại Đại học Vrije ở Amsterdam, các hóa thạch được tìm thấy cũng chính là sự bảo tồn của một địa ngục chưa từng được biết tới.

Phát hiện sinh vật 520 triệu năm tuổi với 18 xúc tu ở Trung Quốc

Một sinh vật biển bí ẩn được cho là ít nhất 518 triệu năm tuổi đã được các nhà khoa học phát hiện ở miền nam Trung Quốc.

Phát hiện 4.000 hóa thạch 500 triệu năm gây chấn động ở Trung Quốc

Các nhà cổ sinh vật học Trung Quốc mới đây phát hiện hàng nghìn hóa thạch được bảo quản rất tốt, cho thấy khởi đầu đa dạng của sự sống trên Trái Đất từ hơn nửa tỷ năm trước.


Tuyết Mai

Bạn có thể quan tâm