Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hóa đơn viện phí phản bội 28 năm nghi phạm diệt chủng Rwanda lẩn trốn

Ngày 16/5, Felicien Kabuga, người bị nghi ngờ tài trợ cho cuộc diệt chủng nhắm vào người Tutsi tại Rwanda năm 1994, đã bị bắt tại một căn hộ vùng ngoại ô phía tây bắc Paris.

Vụ bắt giữ đã chấm dứt cuộc lẩn trốn kéo dài 26 năm của Kabuga, người đã sử dụng đến 28 tên giả và dựa vào những mối quan hệ vững chắc ở cả châu Phi và châu Âu để trốn tránh công lý.

Cuối cùng, khi sức khoẻ suy yếu, ông được che giấu bởi một vài người con (ông có tất cả 11 đứa con), nhưng cũng chính những mối liên hệ này đã làm lộ nơi ở của ông.

Phóng viên Reuters đã phỏng vấn với 14 quan chức an ninh và ngoại giao để làm sáng tỏ cách Kabuga xoay xở để không bị phát hiện trong một thời gian rất dài, bất chấp việc thông tin giúp bắt giữ ông được treo thưởng tới 5 triệu USD và ông phải đối mặt với 7 tội ác diệt chủng và chống lại nhân loại vì bị cáo buộc liên quan đến vụ tàn sát 800.000 người dân tộc Tutsi và những người Hutus ôn hoà.

Các nhà điều tra đã cáo buộc Kabuga tài trợ vũ trang và kích động quân đội Hutu. Họ cũng nói rằng ông đã sử dụng một đài phát thanh mà ông đồng sáng lập để kích động thù hằn sắc tộc ở Rwanda.

Kabuga khai với một toà án Pháp vào ngày 27/5 rằng những cáo buộc chống lại ông tại toà án quốc tế là dối trá: “Tôi không giết một người Tutsi nào cả. Tôi đã từng làm việc với họ”.

Felicien Kabuga bi bat tai Phap anh 1

Chân dung nghi phạm Felicien Kabuga. Ảnh: BBC.

Kabuga đang ngủ trong một căn hộ ở Asnieres-sur Seine, cách tháp Eiffel 25 phút lái xe, khi cảnh sát ập đến. Ban đầu ông giả vờ nhầm lẫn với một thông dịch viên nói tiếng Kinyarwanda, ngôn ngữ chính thức của Rwanda. Ông trả lời bằng Kiswahili, một ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi tại miền Trung châu Phi. Ông nói tên của ông là Antoine Tounga và ông đến từ Cộng hoà Dân chủ Congo.

Tuy nhiên, vết sẹo trên cổ từ một cuộc phẫu thuật cổ họng năm 2007, được nêu chi tiết trong truy nã báo động đỏ của Interpol, đã bán đứng ông. Chỉ hai giờ đồng hồ sau đó, kết quả xét nghiệm ADN đã chứng minh rằng Tounga chính là Kabuga.

Người đàn ông hơn 80 tuổi này đã trải qua một cuộc phẫu thuật cổ họng ở Đức và đến giờ vẫn chưa rõ ông chuyển đến Pháp khi nào. Ông đã sống tại nơi ở hiện giờ ít nhất bốn năm.

“Đây thực sự là một nỗi hổ thẹn của chúng tôi vì ông đã sống dưới mũi chúng tôi bấy lâu nay,” theo một nguồn tin tại Pháp, người thân cận với cuộc điều tra.

Gia đình

Cảnh sát nói rằng căn hộ ba tầng được thuê dưới tên con trai ông, Alain Habumukiza, cũng là người có tên trên hộp thư của căn hộ. Một người con trai khác là Donatien Nshimymuremyi cũng có mặt tại căn hộ lúc cảnh sát đến. Anh ta sống ở Bỉ nhưng đã chuyển tới Asnieres trong thời gian dịch virus corona bùng phát có lẽ là để chăm sóc bố mình, theo như các nhà điều tra.

Theo luật của Pháp, những người con sẽ không bị buộc tội khi cố gắng bảo vệ cha mẹ mình khỏi bị bắt giữ.

Hai người hàng xóm nghĩ rằng Kabuga đã sống tại Asnieres trong 3 năm. Những người khác nói có thể là 5 năm. Họ miêu tả ông là một người đàn ông khép kín, ít giao thiệp với hàng xóm.

“Ông luôn luôn đi cùng với một người phụ nữ hoặc một người đàn ông trẻ hơn, có lẽ là con”, một người hàng xóm giấu tên cho hay. “Ông trông yếu ớt, mệt mỏi và có vấn đề về đi lại”.

Các tài liệu toà án cho thấy ông đã đến bệnh viện Beaujon ở phía bắc Paris ít nhất 10 lần kể từ năm 2016, và luôn sử dụng tên giả là Tounga. Ông nhận kết quả quét MRI não vào ngày 25/1 cùng năm, và sau đó là dạ dày và đại tràng. Ông trải qua 2 lần phẫu thuật năm 2019. Một trong những người con gái của ông sẽ đi theo để phiên dịch, theo luật sự biện hộ của Kabuga.

Trong một tuyên bố với các phóng viên vào ngày 29/5, gia đình Kabuga cho biết ông đã bị cắt bỏ đại tràng vào năm 2019 và mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp và mất trí.

Sau khi phiến quân Tutsi - được quân đội Uganda hậu thuẫn - lên nắm quyền ở Rwanda vào tháng 7/1994, hàng triệu người Hutu đã bỏ trốn và Kabuga đã tới Thụy Sĩ. Vào thời điểm đó, không có lệnh bắt giữ đối với ông và ông vẫn được phép rút tiền từ ngân hàng trước khi đến Cộng hòa Dân chủ Congo, theo một nguồn tin đã theo dõi các chuyến bay của ông.

Kabuga đã bị Toà án Hình sự Quốc tế được lập ra để xét xử các tội ác liên quan diệt chủng Rwanda (ICTR) truy tố vào năm 1997. Các nhà điều tra tin rằng ông đã sống ở Kenya và Interpol liên tục thông báo cho cảnh sát Kenya về những địa điểm mà ông được nhìn thấy, theo thông tin từ một nguồn tin ở châu Âu, tuy nhiên không có dấu hiệu nào cho thấy cảnh sát Kenya đã hành động.

Chính phủ Kenya đã bác bỏ cáo buộc của cả ICTR và Mỹ rằng nước này đã che chở cho Kabuga.

Vào năm 2003, Kabuga đã suýt bị bắt khi một nhà báo người Kenya tên là Willian Munuhe cố gắng lấy được tiền thưởng của Mỹ bằng cách đưa các đặc vụ Mỹ đến địa điểm lẩn trốn của ông. Tuy nhiên, Munuhe được phát hiện đã chết trong nhà riêng trước khi anh ta có cơ hội liên lạc với cơ quan an ninh của Mỹ, và con đường truy tìm sau đó trở nên khó khăn hơn.

Đại sứ quán Mỹ tại Paris nói rằng họ không có bình luận nào trong trường hợp của Kabuga.

Hoá đơn bệnh viện

Kabuga để lộ dấu vết một lần nữa vào năm 2007 tại Đức khi con rể của ông là Ausgustin Ngỉabatware, bộ trưởng Kế hoạch của Rwanda năm 1994, bị bắt gần Frankfurt. Một nguồn tin cho biết Ngirabatware, hiện đang thụ án 30 năm tù vì tội kích động diệt chủng, đã chứa chấp Kabuga.

Luật sư Richard Gisagara, người đại diện cho cộng đồng người Rwanda tại Pháp, đã nộp đơn kiện đòi điều tra những người đã giúp đỡ Kabuga. Ông tin rằng chỉ có những thành viên thân thiết trong gia đình mới biết nơi ở của Kabuga trong những năm gần đây.

Chiến dịch “955” - được đặt tên theo nghị quyết của Liên Hiệp Quốc để từ đó tạo ra tòa án ICTR - ra đời năm 2019, tập trung vào những người con của Kabuga. Các lệnh phong tỏa vì dịch Covid-19 đã làm tê liệt hầu hết châu Âu, tạo thời gian cho các nhà điều tra tập trung hơn vào Kabuga.

Felicien Kabuga bi bat tai Phap anh 2

Họ hàng của nghi phạm Felicien Kabuga tại Paris, Pháp. Ảnh: Reuters

“Những đứa con dẫn về Asnieres-sur-Seine,” theo Eric Emeraux, người đứng đầu văn phòng trung ương của cảnh sát Pháp về Ngăn chặn Tội ác Chống lại Nhân loại.

Một trong những người con gái đi lại thường xuyên giữa Anh và Bỉ, và thường ở lại Paris rất lâu. Các cuộc gọi qua điện thoại di động của cô kết nối đến khu vực Asnieres. Những cuộc gọi từ những đứa con khác của ông cũng vậy.

Các nhà điều tra cũng tìm thấy khoản tiền 10.000 euro (tương đương 11.260 USD) được chuyển đến bệnh viện Beaujon vào mùa hè 2019 bởi một cô con gái của Kabuga, Bernadette Uwamariya.

“10.000 euro tương ứng với một khoản tiền đặt cọc cho phẫu thuật (đại tràng)”, theo một nguồn tin.

Một hoá đơn bệnh viện hơn 65.000 euro vẫn chưa được thanh toán, nguồn tin này cho biết. Một nguồn tin thứ hai cho biết bệnh nhân trong hồ sơ được xác định là Antoine Tounga. Tập đoàn bệnh viện Paris AP-HP, nơi quản lý bệnh viện Beaujon, cho biết họ sẽ không bình luận về vụ việc.

Giao dịch chuyển tiền này cho phép các nhà điều tra so sánh các mẫu ADN ở bệnh viện Beaujon với các mẫu ở Đức và cung cấp cho họ một bản sao hộ chiếu Congo mà Kabuga đang sử dụng.

Các quan chức Cộng hòa Dân chủ Congo không phản hồi yêu cầu bình luận việc Kabuga có hộ chiếu hợp pháp của nước này. Một nguồn ngoại giao của Pháp nói rằng Kabuga rất có thể đã đến Pháp mà không bị phát hiện nhờ vào thị thực Schengen thường xuyên của Liên minh châu Âu. Reuters cho biết họ không thể xác minh độc lập chi tiết này.

Kabuga đang được giam tại một nhà tù ở Paris trước khi bị chuyển sang một toà án quốc tế ở The Hague hoặc Tanzania. Các nhà hoạt động vì quyền sợ rằng ông có thể trốn thoát công lý một lần nữa.

“Chúng tôi chỉ có thể tiếc rằng vụ bắt giữ này đã đến quá muộn. Với tuổi tác và sức khỏe của ông chúng tôi không biết liệu tòa án có thể hoàn thành phiên toà của mình hay không,” Gauthier nói.

28 danh tính giả và 26 năm lẩn trốn của nghi phạm diệt chủng Rwanda

Doanh nhân giàu có Felicien Kabuga sử dụng 28 danh tính giả và các mối quan hệ quyền lực ở cả 2 lục địa để trốn tránh cáo buộc của toà án diệt chủng Rwanda trong suốt 26 năm.

Nghi phạm diệt chủng Rwanda khiến 800.000 người thiệt mạng đã chết

Augustin Bizimana, người đã trốn nã với 13 cáo buộc bao gồm tội diệt chủng trong thảm kịch ở Rwanda năm 1994, đã qua đời vào năm 2000, theo tòa án thuộc Liên Hợp Quốc.

Nguyễn Việt Linh

Bạn có thể quan tâm