Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hỗ trợ 1 triệu đồng tiền ăn với mỗi lao động '3 tại chỗ'

Mỗi đoàn viên, lao động sẽ được hỗ trợ 1 triệu đồng tiền ăn khi đang làm việc tại các doanh nghiệp "3 tại chỗ" đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Nội dung trên có trong quyết định của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam ban hành ngày 24/8. Ngoài "3 tại chỗ", đều kiện để người lao động hưởng hỗ trợ là doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn. Hình thức hỗ trợ một lần và bắt đầu triển khai từ ngày 24/8.

Kinh phí thực hiện từ nguồn tài chính tích lũy của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và phải đảm bảo sau khi cấp, số dư tại đơn vị còn tối thiểu một tỷ đồng. Trường hợp công đoàn không đủ nguồn để cấp hỗ trợ khi số dư tích lũy còn dưới một tỷ đồng, LĐLĐ tỉnh, thành phố cùng công đoàn ngành trung ương và công đoàn công ty sẽ cấp bù.

Về cách thức triển khai hỗ trợ, cơ sở sẽ báo cáo số lượng đoàn viên, người lao động được doanh nghiệp huy động để thực hiện “3 tại chỗ” duy trì sản xuất với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở. Cơ quan này sau đó sẽ tiếp nhận và thẩm định cấp kinh phí.

Trường hợp doanh nghiệp có đóng kinh phí nhưng chưa có tổ chức công đoàn thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở sẽ làm việc với doanh nghiệp để kiểm tra, xác định số lượng đoàn viên, người lao động thực hiện “3 tại chỗ” để chi hỗ trợ.

ho tro tien an voi nguoi lao dong anh 1

Người lao động làm việc trong doanh nghiệp "3 tại chỗ" ở các địa phương giãn cách xã hội sẽ được hỗ trợ tiền ăn một triệu đồng/người. Ảnh: Thạch Thảo.

Ngoài ra, trên cơ sở đề xuất của đoàn viên, người lao động, công đoàn cơ sở sẽ thống nhất với chủ doanh nghiệp về phương thức tổ chức, khẩu phần bữa ăn, chuyển kinh phí hỗ trợ cho doanh nghiệp để tổ chức bữa ăn theo chính sách chung của doanh nghiệp; đồng thời giám sát việc tổ chức thực hiện bữa ăn và công khai tới đoàn viên, người lao động.

Trước đó, Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng có quyết định về việc hỗ trợ một triệu đồng/người với các bác sĩ, điều dưỡng, cán bộ y tế hoặc sinh viên tham gia chống dịch ở 19 tỉnh, thành phố phía Nam. Mức hỗ trợ được tính là chi phí cải thiện, tăng cường dinh dưỡng bữa ăn, góp phần đảm bảo sức khỏe cho đội ngũ y tế làm nhiệm vụ phòng, chống dịch.

Ngày 19/8, cơ quan này cũng đồng ý với đề xuất của Công đoàn Y tế Việt Nam về việc hỗ trợ thêm 2 triệu đồng cho mỗi cán bộ tăng cường chống dịch và triển khai 20.000 thẻ bảo hiểm an toàn cho y, bác sĩ tuyến đầu.

Đề xuất tăng 11% lương hưu từ năm 2022

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất tăng 11% lương hưu, trợ cấp từ năm 2022, thay vì tăng 15% như tờ trình trước đó.

Có nhân viên y tế phải điều trị cho bố và anh trai mình

"Để y, bác sĩ yên tâm chống dịch, người thân của họ cũng cần được bảo vệ. Ở bệnh viện hồi sức, có nhân viên y tế phải điều trị cho chính bố và anh trai mình", bác sĩ Tĩnh chia sẻ.

Mỹ Hà

Bạn có thể quan tâm