Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hồ Tây được giao về một đầu mối quản lý thay vì 7 sở, ngành

Thay vì giao cho 7 sở, ngành phụ trách đan xen theo lĩnh vực chuyên ngành, Hà Nội đã chấp thuận cho UBND quận Tây Hồ là đầu mối duy nhất trong việc quản lý, khai thác hồ Tây.

Cơ chế quản lý hồ Tây là một trong những nội dung được cử tri quận Tây Hồ đặt ra với UBND Hà Nội sau kỳ họp thứ 7 của HĐND thành phố.

Theo đó, UBND thành phố cho biết từ tháng 9/2016 đến nay, việc quản lý, khai thác hồ Tây được giao cho 7 sở, ngành thành phố quản lý, đan xen theo lĩnh vực chuyên ngành.

Việc không có một đầu mối quản lý thống nhất dẫn đến khó khăn, bất cập trong việc tổ chức thực hiện quản lý hồ; tổ chức khai thác, bảo vệ các giá trị của hồ Tây.

Để bảo tồn, phát huy các giá trị tiềm năng, lợi thế của hồ Tây, UBND quận Tây Hồ đã báo cáo, đề xuất thành phố về hiện trạng công tác quản lý hồ Tây. Trong đó, kiến nghị Hà Nội giao cho quận trực tiếp, toàn diện quản lý và khai thác hồ.

Ngày 31/5 vừa qua, liên ngành Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch Đầu tư và UBND quận Tây Hồ có tờ trình đề xuất thành phố chấp thuận giao quận Tây Hồ trực tiếp quản lý toàn diện các lĩnh vực trên hồ Tây và vùng phụ cận theo địa giới hành chính.

Các sở, ngành thành phố thực hiện chức năng quản lý chuyên ngành và theo quy định của thành phố.

UBND Hà Nội cho biết đã thống nhất với đề xuất trên.

Hiện, Sở Xây dựng phối hợp với sở, ngành liên quan nhằm tham mưu cho thành phố ban hành quyết định về quy định quản lý hồ Tây. Trong đó, UBND quận Tây Hồ sẽ là đầu mối trong việc quản lý, khai thác hồ.

quan ly ho Tay anh 1

Sau 6 năm di chuyển từ hồ Tây về Đầm Bảy và bị bỏ hoang, nhiều du thuyền phải tháo dỡ để đảm bảo cảnh quan cho khu vực. Ảnh: Việt Linh.

Cùng nội dung liên quan đến hồ Tây, cử tri của địa phương đặt câu hỏi về việc từ năm 2016, các doanh nghiệp được cấp phép hoạt động du thuyền trên hồ Tây bị tạm dừng hoạt động để di chuyển về khu vực Đầm Bảy thuộc phường Nhật Tân để chờ nạo vét hồ.

Đến nay, thành phố vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng về hướng hoạt động trong thời gian tới, gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp khi bị dừng hoạt động trong nhiều năm.

'Bể bơi' khổng lồ ở Hà Nội dịp nắng nóng đỉnh điểm Thời tiết Hà Nội đang dịp nóng đỉnh điểm, có hôm gần 40 độ C. Ngại cảnh đông đúc ở hồ bơi và cũng để giảm bớt chi phí, nhiều người đã cùng con cái ra hồ Tây bơi giải nhiệt.

Theo UBND Hà Nội, hiện, khu vực tiếp giáp Đầm Bảy còn 34 phương tiện của 6 doanh nghiệp gồm 5 tàu, 4 sàn nổi, 7 xuồng máy, 3 phao nổi và 15 xe đạp nước.

Để giải quyết, thành phố đã giao Sở Giao thông Vận tải hướng dẫn UBND quận Tây Hồ thực hiện việc di chuyển các phương tiện, đồng thời có phương án cụ thể để tổ chức cưỡng chế, di dời, thanh lý để đảm bảo cảnh quan môi trường.

Cùng với đó, Sở Văn hóa và Thể thao cần lập phương án kinh doanh trên hồ Tây.

Trong thời gian chờ kết quả thực hiện của các sở, UBND quận Tây Hồ đã vận động các doanh nghiệp tự giác di dời phương tiện thủy của đơn vị mình ra khỏi hồ Tây.

Địa phương cũng đã báo cáo, đề xuất thành phố thành lập tổ công tác liên ngành để tổng hợp cơ sở pháp lý, tham mưu trình tự thủ tục và biện pháp xử lý triệt để đúng quy định với các doanh nghiệp.

Những cuốn sách hay về đô thị Hà Nội

Hà Nội chuyện xưa phố cũ gồm 39 đoản văn biên khảo về các hoạt động ở Hà Nội giữa thế kỷ XX trở về trước, từ chuyện phố xá, quy hoạch, đến chuyện ăn, chuyện mặc,... của người Hà thành.

Mùa đi qua phố - bạn đọc sẽ rung động theo những cảm nhận riêng, đôi khi rất khác nhau về Hà Nội trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.

Thay mới lan can, hồ Tây thêm lung linh về đêm

Một phần lan can ven hồ Tây được thay mới với quy chuẩn cao từ 1,1 m đến 1,4 m và có thêm hệ thống đèn chiếu sáng, đảm bảo an toàn cho người dân.

Dự kiến di dời trụ sở các bộ ngành ra khu vực tây Hồ Tây và Mễ Trì

Với đồ án quy hoạch khu trụ sở bộ, ngành ở tây Hồ Tây và Mễ Trì (Hà Nội), Bộ Xây dựng đã nhận góp ý của các cơ quan, đồng thời đang lấy ý kiến người dân ở khu vực này.

Mỹ Hà

Bạn có thể quan tâm