Hình ảnh bất thường trên cầu Brooklyn lột tả sự tàn khốc của Covid-19
Chủ nhật, 26/4/2020 05:57 (GMT+7)
05:57 26/4/2020
Cầu Brooklyn là một trong những cây cầu nổi tiếng nhất trên thế giới, và cũng nằm trong số những điểm đông đúc nhất ở New York. Thế nhưng, nay cảnh tượng hoàn toàn khác.
Giữa lúc thành phố được mệnh danh là không bao giờ ngủ đang đi qua những ngày đại dịch tàn khốc, giới chức trách hi vọng đỉnh dịch đã đi qua, lệnh giãn cách xã hội sẽ còn hiệu lực ít nhất 3 tuần nữa và du lịch khắp thế giới cũng gần như đình trệ, cây cầu biểu tượng của nước Mỹ cũng gần như không thể nhận ra. Theo mô tả của Business Insider, cảnh tượng họ ghi nhận được trên cầu Brooklyn những ngày này thực sự ám ảnh, lạ lùng và nhuốm nỗi buồn - một chỉ dấu trần trụi về cuộc sống thường ngày thay đổi như thế nào vì Covid-19. Ảnh: Business Insider.
Trên cầu lác đã vài bóng người là cảnh tượng mà người dân New York hiếm khi bắt gặp trên cây cầu gần 140 năm tuổi. Thế nhưng, đó là khi địch dịch Covid-19 chưa viếng thăm. Ảnh: Business Insider.
Với tầm nhìn tuyệt diệu với đường chân trời của Manhattan, tượng Nữ thần Tự do và tạo nên sự kết nối dễ dàng giữa khu thương mại Brooklyn và Hạ Manhattan, cầu Brooklyn vốn là điểm quy tụ nhiều du khách, người đi làm và cả những cư dân địa phương tìm địa điểm giãn gân cốt. Trong ảnh là cảnh tượng vắng vẻ trên cầu những ngày gần đây. Ảnh: Business Insider.
Mỹ đã công bố 52.400 ca tử vong vì Covid-19, tính tới 25/4, trong khi số ca tử vong ở Italy và Tây Ban Nha được ghi nhận từ 22.000-26.000 mỗi nước. Ảnh: Business Insider.
Hơn 120.000 phương tiện giao thông, 4.000 người đi bộ, và 2.600 người đi xe đạp, lưu thông qua cầu mỗi ngày vào năm 2016, theo dữ liệu công bố hồi năm 2019 của Sở Giao thông New York. Tuy nhiên, sau khi đại dịch Covid-19 tấn công thành phố New York, khó có thể nhận ra cầu Brooklyn nữa. Ảnh: Business Insider.
Thông thường, các làn đường dành cho người đi bộ và xe đạp trên cầu đông đúc tới mức khó có thể di chuyển vài bước mà không phải dừng lại. Thậm chí vào cả hững ngày mùa đông lạnh giá hay mưa gió ướt át, cây cầu gần 140 năm tuổi vẫn đông kín người. Ảnh: Getty Images
Một nhóm du khách trên cầu Brooklyn vào ngày 20/8/2019 tại thành phố New York. Ảnh: Getty Images.
Mọi người qua cầu Brooklyn khi những bông buyết đầu tiên của năm rơi xuống thành phố New York vào ngày 15/8/2018. Ảnh: Getty Images.
Nhiều người thậm chí còn đặt câu hỏi liệu cảnh tượng người qua lại đông nghẹt có trở lại với cầu Brooklyn hay không. Ảnh: Getty Images.
Nỗi lo bị trục xuất hàng loạt vào ngày 20/1/2025 đã khiến một bộ phận cư dân gốc Haiti ở Springfield, Ohio, kéo nhau rời đi tới các địa phương hoặc thậm chí là quốc gia khác.
Dù chưa nhậm chức, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã bắt đầu tạo ra xáo trộn chốn hậu trường ngoại giao quốc tế, với ví dụ mới nhất là tại hội nghị thượng đỉnh G20 gần đây.