Ảnh vệ tinh từ Zoom Earth cho thấy lúc 7h ngày 28/9, bão Noru nằm trên đất liền, khu vực từ Thừa Thiên – Huế đến Quảng Ngãi. Tính từ tâm bão, những nơi nằm trong bán kính 180 km có thể chịu gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8; trong bán kính 50 km có thể chịu gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên. |
Trước đó vào khoảng 4h, bão Noru đã đổ bộ đất liền tại Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Thời điểm đó, sức gió mạnh nhất của bão duy trì cấp 10-11, giật cấp 13 trên đất liền. Các địa phương cũng đã ghi nhận thiệt hại. |
Bão Noru có cường độ lớn và tốc độ di chuyển nhanh. Từ 23h ngày 27/9 đến 7h sáng 28/9, ảnh hưởng của bão khiến nhiều nơi có mưa lớn. Cơ quan khí tượng nhận định trong 12 tiếng tới, bão đi theo hướng tây với vận tốc 20-25 km/h, tiến sâu vào đất liền Trung Trung Bộ và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. |
Lượng mưa do ảnh hưởng của bão trải nhiều khu vực, gồm Campuchia, Lào và Thái Lan. Trên Zoom Earth, người dùng có thể chỉnh chế độ xem vệ tinh hoặc bản đồ, kèm các chi tiết như hướng gió, lượng mưa theo thời gian thực, dữ liệu được cập nhật mỗi 10 phút. |
Website còn hỗ trợ xem dự báo quãng đường di chuyển của các cơn bão trong 3 tiếng đến một ngày gần nhất, đồng thời dự báo hướng đi các cơn bão. Zoom Earth tổng hợp hình ảnh từ vệ tinh Himawari-8, dữ liệu X GOES và chuỗi vệ tinh Meteosat. |
Trước khi đổ bộ Việt Nam, bão Noru cũng đã càn quét Philippines. Ảnh vệ tinh lúc 10h30 ngày 25/9 cho thấy bão Noru áp sát Philippines, sau đó đổ bộ lên thành phố Burdeos trên quần đảo Polillo, thuộc tỉnh Quezon vào khoảng 17h30 cùng ngày. Cơ quan khí tượng Philippines cho biết bão Noru được xếp vào loại "siêu bão". |
Ảnh chụp lúc 7h10 bởi vệ tinh Himawari-8 của Nhật Bản. Chuyên gia cho biết bão Noru sẽ quần thảo trên đất liền 10-12 tiếng, từ đêm 27 đến trưa 28/9. Người dân các khu vực trong vùng ảnh hưởng của bão được khuyến cáo tiếp tục trú ẩn nơi an toàn, không ra đường cho đến khi bão tan bởi nguy cơ gió giật, mưa lớn có thể tiếp diễn bất kỳ lúc nào. |
Hình ảnh ghi nhận bởi Himawari-8 đến 7h20. Đây là Vệ tinh Thời tiết Địa tĩnh (quan sát cố định một vị trí) được vận hành bởi Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA). Vệ tinh do Mitsubishi Electric chế tạo với sự hỗ trợ của Boeing, được phóng năm 2014. |
Ảnh chụp lúc 7h ngày 27/9, khi bão Noru tiến gần đến đất liền Trung Trung Bộ. Tiếp theo là ảnh lúc 7h 28/9, khi bão đi vào đất liền từ Thừa Thiên – Huế đến Quảng Ngãi. Himawari-8 là vệ tinh theo dõi thời tiết của Nhật nên không thể di chuyển góc chụp sang Việt Nam. |
Hình ảnh bão Noru trên trang Windy lúc 7h50 ngày 28/9. Ứng dụng thuộc sở hữu của một công ty tại Czech và dựa trên dữ liệu của GFS (Hệ thống Dự báo Toàn cầu), ECMWF (Trung tâm Dự báo Thời tiết châu Âu) để trích xuất dữ liệu thời tiết từ ảnh vệ tinh và các cảm biến đo đạc. |
Người dùng có thể chuyển chế độ xem trên Windy sang hướng gió, hoặc nhấn nút “Play” bên dưới để theo dõi dự đoán hướng đi của bão. Giao diện app khá trực quan, cho phép người dùng theo dõi diễn biến của các cơn bão lớn, hoặc nhiệt độ, lượng mưa tại mọi địa điểm theo thời gian thực. |
Siêu bão Noru
Nỗi sợ lũ về trong đêm của người miền Trung
2h sáng, lũ ùn ùn đổ về, kéo dài suốt một ngày. Nhiều nhà dân trở tay không kịp, ngậm ngùi nhìn tài sản chôn chặt dưới lớp bùn đặc.
Sự bất thường của siêu bão Noru
Giới khoa học cho rằng trong tương lai, cường độ bão trở nên khó dự đoán hơn. Điều này khiến các quốc gia dễ bị tổn thương vì khí hậu cần luôn sẵn sàng cho tình huống xấu nhất.
Nước biển ở Huế đổi màu bất thường sau bão Noru
Sau bão Noru, bờ biển xã Lộc Vĩnh xuất hiện màu nước khác thường. Người dân nghi ngờ việc nước biển màu nâu đỏ có thể do nước thải từ bãi tập kết dăm gỗ gần đó gây ra.
Lời cảnh báo cho cả thế giới từ hai siêu bão
Trước lời cảnh báo về việc thời tiết cực đoan sẽ xuất hiện ngày càng dày đặc, thế giới được cho vẫn làm chưa đủ để tự bảo vệ mình, đặc biệt khi hành tinh tiếp tục nóng lên.
Sạt lở chia cắt tỉnh lộ ở Quảng Nam, 6.000 người bị cô lập
Tuyến ĐT601 của tỉnh Quảng Nam sạt lở khiến 6.000 người thuộc 4 xã vùng biên giới bị cô lập.