5 lĩnh vực nhạy cảm này gồm chứng khoán, quỹ đầu tư, bảo hiểm, tài chính, ngân hàng.
Ngân hàng đứng đầu
Chính phủ cho biết, năm 2014 tổng số vốn đầu tư vào 5 lĩnh vực nói trên đã thoái là 4.258 tỷ đồng, nhưng giá trị đầu tư tăng thêm là 1.401 tỷ.
Giá trị đầu tư tăng thêm không phải bỏ tiền mua để đầu tư thêm mà do doanh nghiệp được nhận thêm cổ phiếu từ việc chia cổ tức, tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn chủ sở hữu công ty cổ phần có vốn đầu tư của công ty mẹ - doanh nghiệp Nhà nước, Chính phủ giải thích.
Cập nhật thêm thông tin năm 2015, báo cáo nêu, lũy kế đến tháng 10/2015, các đơn vị đã thoái được 4.460 tỷ đồng, thu được 4.113 tỷ đồng.
4.460 tỷ đồng, thu được 4.113 tỷ đồng." src="" data-src="https://photo.znews.vn/Uploaded/uobunia/2015_11_23/057876.jpg" /> |
Lũy kế đến tháng 10/2015, các đơn vị đã thoái được 4.460 tỷ đồng, thu được 4.113 tỷ đồng. |
Cụ thể: lĩnh vực chứng khoán là 41 tỷ đồng, tài chính - ngân hàng là 1.213 tỷ đồng, bảo hiểm 105 tỷ đồng, bất động sản là 2.930 tỷ đồng và quỹ đầu tư là 171 tỷ đồng.
Lũy kế số thoái vốn vào 5 lĩnh vực nhạy cảm từ năm 2012 đến tháng 10/2015: thoái được 9.866 tỷ đồng (bằng 42% số cần phải thoái cuối năm 2011), thu được 9.496 tỷ đồng, đầu tư thêm 4.538 tỷ đồng (do chia cổ tức bằng cổ phiếu).
Như vậy, theo yêu cầu của Quốc hội thì số vốn đầu tư vào 5 lĩnh vực nhạy cảm cần phải thoái tiếp từ nay đến cuối năm 2015 là 16.193 tỷ đồng.
Trong đó: lĩnh vực chứng khoán là 233 tỷ đồng, tài chính - ngân hàng là 9.113 tỷ đồng, bảo hiểm là 553 tỷ đồng, lĩnh vực bất động sản là 6.079 tỷ đồng và quỹ đầu tư là 215 tỷ đồng.
Còn e ngại cổ phần hóa
Theo báo cáo, tính đến thời điểm 20/10/2015, cả nước đã cổ phần hóa được 116 doanh nghiệp. Từ năm 2011 đến nay cả nước đã thực hiện cổ phần hóa được 354 doanh nghiệp, và từ nay đến cuối năm 2015, còn phải thực hiện cổ phần hoá 173 doanh nghiệp.
Trong đó, có 61 doanh nghiệp đã công bố giá trị doanh nghiệp, 100 doanh nghiệp đang thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp, 12 doanh nghiệp đã thành lập ban chỉ đạo cổ phần hóa và đang thực hiện các bước tiếp theo để xác định giá trị doanh nghiệp.
Cũng tính đến tháng 10/2015, Thủ tướng đã phê duyệt đề án tái cơ cấu của 20/20 tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước thuộc thẩm quyền. Các bộ quản lý ngành, ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đề án tái cơ cấu của 79 tổng công ty Nhà nước do bộ quản lý ngành, ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm đại diện chủ sở hữu.
Theo đánh giá của Chính phủ, quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước còn chậm. Và, một trong những nguyên nhân là nhận thức của một bộ phận cán bộ ở các cấp, các ngành và các doanh nghiệp về chủ trương tái cơ cấu doanh nghiệp tuy đã có chuyển biến, nhưng chưa hiểu đúng ý nghĩa quan trọng của việc tái cơ cấu doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội, còn tư tưởng e ngại, lo lắng về vị trí và vai trò lãnh đạo sau cổ phần hóa.
Chưa tách bạch kinh doanh, công ích
Chỉ ra những bất cập tồn tại trong ban hành cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước, Chính phủ cũng đề cập một vấn đề đã được đặt ra liên tục tại nghị trường.
Đó là cơ chế, chính sách về quản lý doanh nghiệp Nhà nước phân tách giữa nhiệm vụ kinh doanh và nhiệm vụ công ích chưa được làm rõ. Điều này dẫn đến việc đầu tư vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp sản phẩm dịch vụ công ích, có mức sinh lời thấp mà khu vực kinh tế tư nhân không muốn hoặc không đủ sức tham gia nhưng cần thiết cho nền kinh tế cũng còn hạn chế.
Một bất cập khác cũng đã nhiều lần được Chính phủ nói đến là cơ chế xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi xảy ra sai phạm cũng như việc xử lý các hành vi vi phạm về giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp Nhà nước chưa được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nên hiệu quả triển khai quy định về công khai, minh bạch chưa cao.
Thêm một lần nữa, Chính phủ lại hứa sẽ chỉ đạo tổng kết, đánh giá cụ thể mô hình thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước, tập trung nghiên cứu và đề xuất mô hình thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhằm tách bạch chức năng quản lý Nhà nước với chức năng đại diện chủ sở hữu theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.