Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hệ quả thời trang từ bức ảnh deepfake về Giáo hoàng Francis

Công nghệ AI đã tạo ra những bức ảnh deepfake Giáo hoàng Francis trong chiếc áo phao của Balenciaga, đánh lừa hàng triệu người dùng mạng xã hội.

Bức ảnh Giáo hoàng Francis mặc áo phao trắng do AI Midjourney tạo ra. Ảnh: Twitter.

Những bức ảnh lan truyền rộng rãi trên phương tiện truyền thông xã hội, cho thấy vị giáo hoàng 86 tuổi mặc một chiếc áo khoác phao dài màu trắng chít eo, kèm theo găng tay và giày thể thao đồng màu.

Trang phục trong bức ảnh giống như những gì các giáo hoàng thường mặc: Áo choàng, dây stola và mũ chóp. Những người dùng mạng xã hội băn khoăn liệu giáo hoàng có một nhà tạo mẫu riêng, hoặc ông lấy cảm hứng trang phục từ chương trình Superbowl của Rihanna, theo CNN.

Dù vậy, bức ảnh Giáo hoàng Francis mặc áo phao Balenciaga không phải là thật. Twitter đã đính kèm một chú thích rằng bức ảnh là giả mạo và được tạo ra bởi AI.

Một công nhân xây dựng 31 tuổi đến từ Chicago đã tuyên bố quyền sở hữu hình ảnh. Anh sử dụng Midjourney, công cụ trí tuệ nhân tạo có thể tạo ra hình ảnh giả như thật.

Hinh anh AI anh 1

Giáo hoàng Francis bế một em bé trong cuộc gặp gỡ với các tín hữu tại Vatican. Ảnh: Reuters.

Thật giả lẫn lộn

Các công cụ hình ảnh sử dụng trí tuệ nhân tạo đang trở nên tinh vi hơn bao giờ hết. Công nghệ này có thể tạo ra hình ảnh hoàn chỉnh chỉ từ những câu lệnh đơn giản của người dùng.

Nó đã được sử dụng để thiết kế những buổi trình diễn thời trang, viết truyện tranh hoặc tạo ra một trường phái kiến trúc hoàn toàn mới.

Nhưng khi AI ngày càng phát triển và hình ảnh do máy tính tạo ra ngày càng chân thật hơn, nhiều người lo ngại về vấn đề đạo đức, ví dụ đối tượng có thể bị đặt vào một bối cảnh bịa đặt. Công nghệ học máy một ngày nào đó cũng có thể khiến con người không thể nhận ra tin giả.

Tuần trước, phiên bản mới nhất của Midjourney đã tạo ra những hình ảnh giả về việc cựu Tổng thống Donald Trump bị bắt trông giống như thật.

Những hình ảnh giật gân, rất chi tiết đã tràn ngập Twitter và các nền tảng khác, trong bối cảnh có tin ông Trump có thể phải đối mặt với cáo buộc hình sự trong một cuộc điều tra tài chính chiến dịch ở New York.

Hinh anh AI anh 2

Ảnh ông Trump bị bắt do AI vẽ. Ảnh: Eliot Higgins.

Sau ông Trump, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trở thành nạn nhân kế tiếp của ảnh deepfake do AI tạo ra. Một tài khoản Twitter đăng tải 3 ảnh giả, trong đó ông Macron mắc kẹt trong cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình ở Paris.

Hình ảnh giả mạo do AI tạo ra có thể làm giảm sức mạnh và thông điệp của quần áo, đồng thời làm giảm quyền tự chủ của một cá nhân.

Đối với những giáo hoàng, mỗi bộ quần áo đều có ý nghĩa tôn giáo. Màu sắc của lễ phục được giáo hoàng lựa chọn đặc biệt để phù hợp với các dịp lễ cụ thể.

Màu đỏ chỉ được dùng trong những ngày lễ như Chúa nhật Lễ Lá, Thứ Sáu Tuần Thánh và Lễ Ngũ tuần vì nó tượng trưng cho máu Chúa Jesus. Trong khi đó, trang phục màu hồng chỉ được mặc hai lần trong một năm.

Những hình ảnh giả mạo giáo hoàng mặc trang phục khác lạ có thể gây ra sự xúc phạm hoặc tâm lý hoang mang trong cộng đồng Công giáo.

Hậu quả khôn lường

Thay đổi trang phục người khác bằng công nghệ kỹ thuật số có thể gây thiệt hại lâu dài về danh tiếng.

Một trong những bức ảnh giả mạo lan truyền khủng khiếp trên Internet chính là chiếc áo tank top với dòng chữ “Stop Being Poor” được Paris Hilton diện vào năm 2005. Nhiều người nhận định hình ảnh của cô thể hiện sự khinh thường, miệt thị đối với tầng lớp thấp trong xã hội.

Năm 2021, cô chính thức lên tiếng về câu chuyện mặc trang phục có ý xúc phạm người khác và cho biết đó chỉ là sản phẩm của công nghệ chỉnh sửa ảnh. Chiếc áo được thiết kế bởi chị gái của Hilton, có dòng chữ “Stop Being Desperate”.

Bức ảnh đã bị chỉnh sửa với mục đích chê bai sự nổi loạn của hai chị em nhà Hilton. Những năm 2000, Paris từng là gương mặt có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến giới mộ điệu trên toàn thế giới.

Hinh anh AI anh 3

Dòng khẩu hiệu trên áo Paris Hilton bị chỉnh sửa. Ảnh: New York Post.

Người đẹp nhấn mạnh rằng đừng quá tin tưởng vào những gì bạn đọc hàng ngày trên mạng xã hội.

Trong một hội nghị tại Vatican hôm 27/3, Giáo hoàng Francis đã đề cập đến công nghệ AI và kêu gọi các nhà khoa học xem xét tác động của con người.

“Tôi tin rằng sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và học máy có tiềm năng đóng góp tích cực cho tương lai nhân loại”, Giáo hoàng Francis nói.

“Tôi chắc chắn rằng tiềm năng này sẽ chỉ thành hiện thực nếu những người phát triển công nghệ có một cam kết liên tục và nhất quán để hành động một cách có đạo đức và trách nhiệm”.

Bản sắc Liên minh châu Âu

Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách “Bản sắc cộng đồng của liên minh Châu Âu những vấn đề lý luận và thực tiễn". Cuốn sách tập trung nghiên cứu bản sắc châu Âu trong tiến trình hình thành và phát triển của EU nhằm làm rõ khái niệm bản sắc cộng đồng mới, bản sắc khu vực và đánh giá thực tế vai trò của một bản sắc chung trong tiến trình hội nhập khu vực ở châu Âu.

Ảnh deepfake ông Macron có bàn tay kỳ dị nhưng lan nhanh chóng mặt

Không lâu sau khi dư luận xôn xao về ảnh giả cựu Tổng thống Trump bị bắt, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trở thành nạn nhân kế tiếp của ảnh deepfake do AI tạo ra.

Ảnh ông Trump bị bắt do AI vẽ gây chấn động

Những bức ảnh giả (deepfake) mô phỏng vụ bắt giữ cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump lan truyền trên mạng xã hội là minh chứng cho sự bùng nổ của AI và những rủi ro nó mang lại.

Tuấn Đạt

Bạn có thể quan tâm