Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

The Poem

'Hãy đốt lên em bếp lửa đời'

Trương Đình Phượng là tác giả rất đáng chờ đợi. Thơ của anh mang nhiều suy tư và đầy trắc ẩn. Bài thơ “Hãy đốt lên em bếp lửa đời” thể hiện khá rõ phẩm chất ấy.

Hãy mở ra em những cánh cửa của những bàn tay lạnh

cho người thôi đơn chiếc những môi đau

để những buổi mai nhánh cỏ nách tường kiêu hãnh ngẩng đầu

nhìn nắng chảy tràn qua những bãi đời không đoàn tụ.

***

và tôi lại ngồi viết cho người có đôi mắt buồn hơn mùa thu

vì dan díu với những giấc mơ rách vỡ

tôi sẽ viết cho người bản tình ca mang hơi thở cánh rừng nguyên sinh

để người nghe tiếng hót loài chim chưa vướng mùi trần.

***

người sẽ thấy thời gian không còn gãy vụn

và những con đường thơm tóc thảo nguyên

tôi sẽ viết những chiều thanh bình như trái tim của mẹ

những mảnh hồn lạc loài bỗng thấy mình như đứa trẻ sơ sinh.

***

và những bàn tay thôi tìm nhau giữa điệp trùng đêm tối

mỗi làn môi một bếp lửa nồng...

Lời bình

Tứ thơ về sự “vượt qua” được Trương Đình Phượng triển khai khá nhuần nhuyễn và đẹp trong bài Hãy đốt lên em bếp lửa đời. Những bàn tay lạnh, những môi đau, những chia lìa buồn bã, những giấc mơ rách vỡ, những gãy vụn lạc loài… xin hãy để lại phía điệp trùng đêm tối.

Ý niệm vượt qua và tái sinh làm trọn vẹn một tình thơ giàu trắc ẩn. Một buổi mai kiêu hãnh, nơi vạt nắng chảy tràn, trong hơi thở của cánh rừng nguyên sinh, trong tiếng hót của loài chim tiền sử, trên con đường thơm tóc thảo nguyên hay chiều bình yên như trái tim của mẹ, chúng ta nhận ra một thế giới khải huyền.

Hãy đốt lên em bếp lửa đời của Trương Đình Phượng gợi nhớ một bếp lửa nào đã lụi tàn làm dở dang cơn say tiền kiếp của Vũ Hoàng Chương hay những vọng âm nguyên thủy từ tiếng ca bộ lạc trong thơ Đinh Hùng. Trách sao được những kẻ nòi tình, thương một làn môi ấm, thế mà sơ cổ về chung một giấc mộng đời.

Phải chăng chúng ta đã quên sống cho mình

Một ước ao, khát thèm dâng lên và nén nghẹn trong tâm hồn người thiếu phụ. “Viết cho chồng” của Nguyễn Thị Việt Nga giãi bày những ước ao thầm lặng ấy.

'Ở bờ nào tháng năm'

Bài thơ “Ở bờ nào tháng năm” của Nguyễn Hữu Hồng Minh đặt chúng ta vào trạng thái chơi vơi giữa hiện tại và quá khứ. Từ đó, ta nhận ra rằng quá khứ luôn song hành cùng hiện tại.

Trương Đình Phượng

Bạn có thể quan tâm