Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

G20 Indonesia

Hầu hết thành viên APEC lo xung đột Ukraine làm tăng bất ổn toàn cầu

Tuyên bố của APEC cho biết phần lớn lãnh đạo của các nền kinh tế thành viên lên án mạnh mẽ xung đột ở Ukraine, dù cũng ghi nhận "có những quan điểm khác".

Các nhà lãnh đạo tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã kết thúc hai ngày họp tại Bangkok hôm 19/11, với tuyên bố chung được đưa ra xoay quanh vấn đề tác động từ cuộc xung đột Nga - Ukraine, phục hồi kinh tế, tầm quan trọng của việc chuyển đổi sang năng lượng sạch đồng thời đảm bảo an ninh năng lượng, cũng như thúc đẩy thương mại và đầu tư tự do và công bằng.

Trong tuyên bố chung sau diễn đàn, hầu hết nhà lãnh đạo lên án mạnh mẽ xung đột ở Ukraine và nhấn mạnh rằng cuộc xung đột “làm trầm trọng thêm những bất ổn hiện có trong nền kinh tế toàn cầu - kìm hãm tăng trưởng, gia tăng lạm phát, phá vỡ chuỗi cung ứng, gia tăng mất an ninh lương thực và năng lượng, đồng thời làm gia tăng rủi ro ổn định tài chính”.

Tuy nhiên, tuyên bố cũng thừa nhận “có những quan điểm khác và đánh giá khác nhau về tình hình và các biện pháp trừng phạt”.

Tuyên bố nêu rằng APEC không phải là nơi giải quyết các vấn đề an ninh, nhưng cho rằng vấn đề an ninh có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế toàn cầu.

Tuyen bo chung APEC anh 1

Các nhà lãnh đạo nền kinh tế dự họp tại Bangkok hôm 19/11. Ảnh: TTXVN.

Kết quả hội nghị của APEC cho thấy quan điểm tương tự với G20 (nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới). Trong tuyên bố kết thúc hội nghị tại Indonesia hôm 16/11, G20 nói rằng hầu hết thành viên lên án xung đột Ukraine "bằng những ngôn từ mạnh mẽ nhất" nhưng khối này cũng không thể tìm được đồng thuận tuyệt đối khi thừa nhận "có những quan điểm khác nhau và đánh giá khác nhau về tình hình cũng như các biện pháp trừng phạt".

Trong tuyên bố chung tại Bangkok hôm 19/11, các nhà lãnh đạo tại APEC cũng thông qua “Các Mục tiêu Bangkok" về mô hình kinh tế sinh học - tuần hoàn và xanh (BCG), một chiến lược tăng trưởng sau đại dịch Covid-19 nhằm giải quyết các vấn đề môi trường và khí hậu.

Chiến lược gồm bốn nội dung chính là nỗ lực toàn cầu trong ứng phó toàn diện với các thách thức về môi trường; thúc đẩy thương mại và đầu tư bền vững, bảo đảm các chính sách thương mại và đầu tư có tác động tương hỗ đối với các chính sách môi trường; bảo tồn, quản lý và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; quản lý rác thải bền vững và hiệu quả tài nguyên hướng tới rác thải bằng không.

Bên cạnh đó, APEC cũng kêu gọi nước thành viên khẩn trương triển khai một cách toàn diện các nội dung hợp tác trên cả ba trụ cột hợp tác, bao gồm thương mại và đầu tư bền vững, kết nối toàn diện khu vực, và chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng cân bằng, bền vững và bao trùm.

Theo thông cáo từ Bộ Ngoại giao, phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh lợi ích của thương mại và đầu tư phải hài hòa với trách nhiệm bảo vệ môi trường, thúc đẩy chuyển đổi xanh; mang lại việc làm, lan tỏa lợi ích đến mọi người dân; và thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ. Theo đó, chủ tịch nước đề nghị APEC tập trung vào ba hướng lớn.

Tuyen bo chung APEC anh 2

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ở Bangkok, ngày 19/11. Ảnh: TTXVN.

Thứ nhất, bảo đảm môi trường thương mại và đầu tư mở, minh bạch, không phân biệt đối xử thông qua việc thực hiện nghiêm túc các hiệp định thương mại tự do và bảo hộ đầu tư, cùng với xóa bỏ các hàng rào kỹ thuật không phù hợp, hỗ trợ các nền kinh tế cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, bảo đảm tính liên tục, tin cậy, bền vững, sáng tạo của các chuỗi cung ứng khu vực, thúc đẩy các sáng kiến liên kết kinh tế khu vực và hướng tới hình thành khu vực thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương.

Thứ hai, gắn kết thương mại, đầu tư với các mục tiêu phát triển bền vững 2030. Về thương mại, khuyến khích xuất nhập khẩu sản phẩm công nghệ sạch và các mặt hàng nông, thuỷ sản đáp ứng tiêu chuẩn bền vững; hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng và được cấp chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế về nuôi trồng. Về đầu tư, thúc đẩy các dự án năng lượng sạch, cơ sở hạ tầng bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu, nông nghiệp thông minh; huy động nguồn lực cho chuyển đổi số.

Thứ ba, đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực, nhất là lao động chất lượng cao. APEC cần hỗ trợ các thành viên xây dựng lực lượng lao động chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, đào tạo lại và tạo cơ hội việc làm cho người lao động bị đào thải do thay đổi công nghệ, thị trường.

Các nhà Lãnh đạo cũng nhất trí tổ chức Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 30 tại Mỹ vào năm 2023.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ các lãnh đạo bên lề APEC Bên lề diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ngày 19/11, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có một loạt hoạt động tiếp xúc song phương.

Những cuốn sách nên đọc về G20

Mục Thế giới giới thiệu tới độc giả các cuốn sách hay nên đọc để hiểu thêm về nền tảng mà G20 ra đời và hoạt động.

> Độc giả có thể xem thêm tại đây.

APEC đứng trước thách thức lớn

APEC năm 2022 chứng kiến một số thách thức, trong đó có việc nền kinh tế khu vực và nền kinh tế toàn cầu đối mặt với sự phân tách ngày càng lớn.

Mỹ nhấn mạnh cam kết lâu dài ở châu Á tại hội nghị APEC

Phát biểu với lãnh đạo các nền kinh tế châu Á tại Hội nghị APEC hôm 18/11, Phó tổng thống Kamala Harris khẳng định mục tiêu hiện diện lâu dài của Mỹ trong khu vực này.

G20 Indonesia

Cảnh Toàn

từ Bangkok

Bạn có thể quan tâm