Hành trình chạy trốn trong đêm từ thành trì của IS
Thứ ba, 26/7/2016 19:12 (GMT+7)
19:12 26/7/2016
Kể từ tháng 6/2014 khi IS chiếm đóng Mosul, Iraq, nhiều người dân đã chạy trốn khỏi khu vực này mỗi đêm, hình phạt cho việc bị IS bắt trở lại chỉ có thể là cái chết.
Để đến được khu tự trị của người Kurd ở phía bắc Iraq, nơi tạm gọi là an toàn, những người dân Mosul phải tìm đủ mọi cách để tránh sự truy bắt của IS. Họ bước đi thận trọng qua những bãi mìn và luôn phải sẵn sàng chuẩn bị tinh thần khi súng cối nã đạn. Những người bị IS bắt lại chắc chắn nắm trong tay cái chết.
Khi đã tiếp cận vùng tự trị của người Kurd, những người đàn ông phải cởi quần áo, chỉ còn đồ lót và quỳ xuống. Một vài binh lính Kurd sẽ tiến hành tra hỏi, kiểm tra tài sản, giấy tờ tùy thân và hình ảnh, tin nhắn trong điện thoại của họ. Những người lính Kurd chào đón những người dân Mosul đến lãnh thổ của họ. Tuy nhiên, họ cũng nghi ngại về những người mới đến này. Họ thực sự là những người chạy trốn đến đây để tìm kiếm sự an toàn hay chính là những chiến binh IS cải trang, mang theo áo gài bom hay các vũ khí khác.
Sau khi thân thế đã được làm rõ, những người dân này sẽ được dồn vào trong những chiếc xe tải. Trẻ em thì ngủ, còn người lớn vẫn không ngừng hồi tưởng về những gì đã qua.
Khi đến được nơi tạm an toàn, những người này sẽ phải đi bộ thêm từ 4 đến 5 giờ đồng hồ. Người lớn mang theo trẻ em, tất cả đều đói khát và kiệt sức. Ban đêm thường được cho là thuận lợi hơn vì thời gian đó có thể tránh được cái nóng 45 độ C thiêu đốt da thịt và những phát súng bắn tỉa của IS.
Những đứa trẻ đã trốn thoát cũng vì mất nước mà ngất lịm đi. "Tôi bỏ trốn vì thiếu nước và thức ăn, không được an toàn. IS là những kẻ giết người và kẻ cướp. Những nhu cầu thiết yếu thông thường để sống không hề có. Không điện, không nước, không liên hệ với thế giới bên ngoài", một y tá giấu danh tính chạy trốn IS bộc bạch. Bóng ma IS đe dọa khắp mọi nơi, "chúng sẽ giết nếu bạn chậm chạp hay không cầu nguyện, chúng sẽ giết phụ nữ nếu họ để lộ khuôn mặt. Chúng chẳng có việc gì làm ngoài giết người. Sự trừng phạt duy nhất của chúng là giết người: không cần nhà tù, không có hình thức trừng phạt nào khác, chỉ có giết, giết và giết".
Trước khi IS đưa quân đến chiếm đóng Mosul tháng 6/2014, dân số Mosul vào khoảng 2,5 triệu người. Hàng trăm người đã chạy trốn khỏi khu vực này khi phiến quân nắm quyền kiểm soát.
Số lượng người bỏ trốn khỏi Mosul và các thị trấn và làng mạc xung quanh tăng lên liên tục trong những tuần gần đây, khi chính phủ Iraq và lực lượng Kurd
dần chiếm lại lãnh thổ xung quanh thành phố này. Đồng thời liên minh do Mỹ dẫn đầu đã gia tăng số lượng máy bay phục vụ mục tiêu tấn công IS. Hoa Kỳ cũng tuyên bố sẽ điều động hơn 500 quân đội để hỗ trợ cuộc chiến giải phóng Mosul.
Nhà nước Hồi giáo (Islamic State hay IS) là một nhóm thánh chiến Hồi giáo cực đoan dòng Sunni. Mục tiêu tối hậu của IS là thiết lập một "vương quốc Hồi giáo" (caliphate) thống nhất toàn Trung Đông, tại đó những giá trị của đạo Hồi sẽ được khôi phục như thuở ban đầu khi nhà tiên tri Muhammad còn tại thế. Mầm mống của IS hình thành từ khi cuộc chiến tranh tại Iraq nổ ra (2003), nhưng đến năm tháng 6/2014, IS mới có tên như hiện nay sau khi Abu Bakr al-Baghdadi trở thành lãnh đạo tối cao. Trong tình trạng tự xưng và không được công nhận là một nhà nước độc lập, IS tuyên bố lãnh thổ của chúng bao gồm Iraq và Syria, với dự định tuyên bố lãnh thổ trong tương lai bao trùm cả khu vực Levant, tức cả Lebanon, Israel, Jordan, Syria, Cyprus và một phần Thổ Nhĩ Kỳ.
Bạn có biết: IS có tên đầy đủ là Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant (viết tắt theo tiếng Arab là Daesh, theo tiếng Anh là ISIL), còn được biết đến với tên gọi Nhà nước Hồi giáo Iraq và Syria (viết tắt tiếng Anh: ISIS)
Thủ đô tự xưng: Raqqa (thuộc Syria)
Ngày thành lập: 29/06/2014
Lãnh đạo: Abu Bakr al-Baghdadi (chưa rõ sống chết)
Cách thủ đô Baghdad của Iraq khoảng 160 km, thành phố Najaf được xem là thánh địa linh thiêng nhất của người Hồi giáo dòng Shia khi có đến 5 triệu thi thể được chôn ở đây.
Hội nghị thượng đỉnh NATO khai mạc hôm nay 8/7 với mục tiêu tăng cường sức mạnh để tạo đối trọng với Nga, và bàn về nỗ lực chống nhóm khủng bố IS cũng như thời kỳ hậu Brexit.
Nhóm của Tổng thống đắc cử Donald Trump vẫn chưa ký các thỏa thuận bắt buộc để bắt đầu quá trình chuyển giao Nhà Trắng, gây khó khăn cho việc kiểm tra lý lịch ứng viên nội các.