Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hãng phim Nhà nước đua nhau cổ phần hóa

Câu chuyện nâng cao hiệu quả hoạt động các hãng phim Nhà nước để thoát khỏi tư duy một nền điện ảnh bao cấp, trì trệ đến nay đang được khắc phục dần thông qua cổ phần hóa.

Hai hãng phim nhà nước lớn sẽ tổ chức đấu giá bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vào tháng 4/2016, là Hãng phim Truyện Việt Nam (VFS) và Hãng phim Hoạt hình Việt Nam (HHVN).

Co phan hoa hang phim nha nuoc anh 1

Một hình ảnh trong bộ phim Sống cùng lịch sử - có kinh phí lớn nhất mà VFS sản xuất

.

Theo phương án cổ phần hóa, VFS sẽ có vốn điều lệ sau cổ phần hóa là 50 tỷ đồng, tương đương 5 triệu cổ phiếu. Trong đó Nhà nước nắm giữ 20% vốn, cán bộ nhân viên nắm giữ 4,5% cổ phần, bán đấu giá công khai 525.000 cổ phần (10,5% vốn), bán cho nhà đầu tư chiến lược là Tổng công ty Vận tải thủy 3,25 triệu cổ phần (65% vốn điều lệ) với giá 32,5 tỷ đồng.

Mức giá khởi điểm phiên IPO vào ngày 14/4 sắp tới của VFS là 10.200 đồng/cổ phần, tối thiểu sẽ thu về cho Nhà nước 5,25 tỷ đồng.

VFS thành lập năm 1953, được ví như “anh cả đỏ” của bộ môn nghệ thuật thứ bảy. Tuy nhiên, kể từ khi không còn được Nhà nước bao cấp 100% và chuyển sang mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn vào năm 2011, thì đơn vị này ngày một khó khăn. Hãng phim làm ăn bết bát, thua lỗ triền miên dẫn đến thu nhập của người lao động ngày một giảm sút (lương bình quân 2,5 triệu đồng/người trong năm 2014).

Nguyên nhân thua lỗ của VFS được cho là làm các bộ phim theo đơn đặt hàng của nhà nước, thời gian đầu tư dài, doanh thu thấp. Hiện tại, VFS có khoản lỗ lũy kế 38,6 tỷ đồng và nợ 5,7 tỷ đồng tiền thuê đất. Tổng tài sản tại ngày 30/9/2014 đạt 78,7 tỷ đồng, nợ phải trả lên tới 46,6 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn là 2 tỷ đồng.

Điểm sáng nhất thu hút nhà đầu tư đến từ việc VFS đang sở hữu dưới hình thức thuê đất hoặc được giao đất tại một số khu đất đắc địa tại Hà Nội, như mảnh đất dùng làm trụ sở của Hãng phim có diện tích hơn 5.400 m2 tại số 4 Thụy Khuê, Tây Hồ, tiếp giáp với Hồ Tây, Hà Nội. Tiếp theo là mảnh đất 905 m2 ở Hoàng Hoa Thám làm khu chứa đạo cụ, đoàn xe, đơn vị này còn quản lý khu đất rộng 6.300 m2 tại Đông Anh là trường quay phim.

Một hãng phim nhà nước khác cũng có kết quả kinh doanh thua lỗ liên tục trong những năm gần đây, sẽ tiến hành cổ phần hóa vào ngày 27/4 sắp tới là Hãng phim Hoạt hình Việt Nam (HHVN). Tính đến hết năm 2015, HHVN có khoản lỗ lũy kế là 18,8 tỷ đồng. HHVN được Nhà nước định giá 53,7 tỷ đồng, tương đương với vốn điều lệ của Hãng phim sau cổ phần hóa.

Tuy nhiên, hãng phim này sẽ tiếp tục được Nhà nước giữ quyền chi phối sau cổ phần hóa khi giữ 51% vốn điều lệ, bán cho cán bộ nhân viên 2,03%, bán cho cổ đông chiến lược 1,93 triệu cổ phiếu, tương đương với 36% và bán đấu giá công khai 10,97% vốn điều lệ, tương đương 589.804 cổ phần. Mức giá khởi điểm để tiến hành đấu giá là 10.300 đồng/cổ phần.

Hiện tại, HHVN đang sở hữu lô đất 811 m2 tại số 7 Trần Phú, Hà Nội theo phương thức thuê đất trả tiền hàng năm, thời hạn thuê đất tới năm 2055. Trước đó, vào tháng 7/2015 Hãng phim Giải phóng cũng đã tiến hành cổ phần hóa, nhưng phiên IPO đã bị ế nặng khi chỉ bán được 1% trong tổng số 12 triệu cổ phần chào bán.

Ai đã bỏ ra 1.428 tỷ đồng để sở hữu Vissan?

Cuộc đua nhà đầu tư chiến lược của Vissan đã ngã ngũ, trong phiên đấu giá đầy kịch tính tại TP HCM, diễn ra sáng 24/3. Người chiến thắng đã phải bỏ ra 1.428 tỷ đồng.


Phương Diệp

Bạn có thể quan tâm