Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hàng nghìn người tiễn đưa nhà báo Al Jazeera bị bắn chết

Hàng nghìn người tập trung tại thành phố Ramallah hôm 12/5 trong lễ tưởng niệm nhà báo Shireen Abu Akleh. Tổng thống Palestine cũng tham dự buổi lễ và cam kết điều tra vụ việc.

nha bao bi ban chet anh 1

Các nhà báo, nhà ngoại giao, nhà lãnh đạo tôn giáo và các quan chức bao gồm các thành viên Arab của quốc hội Israel, đã tham dự lễ tưởng niệm nhà báo Shireen Abu Akleh tại dinh thự Tổng thống Palestin vào ngày 12/5. Nữ phóng viên bị bắn “vào mặt” hôm 11/5, khi đang đưa tin về một cuộc đột kích của Israel tại thị trấn Jenin, Bờ Tây, và qua đời ngay sau đó.

nha bao bi ban chet anh 2

Quan tài của nhà báo Abu Akleh phủ cờ Palestine, được đưa vào nơi tổ chức lễ tưởng niệm trong sự thương tiếc và kính trọng của người dân. Đám đông tụ tập trên các con phố bên ngoài dinh thự hô vang "tiếng nói trung thực không bao giờ chết", "chúng tôi hy sinh máu và linh hồn mình cho bạn, Shireen".

nha bao bi ban chet anh 3

Người dân tập trung bên ngoài dinh thự khi các vệ binh danh dự thực hiện nghi lễ, vào ngày 12/5. Sau lễ rước, thi thể của nhà báo Abu Akleh được đưa đến bệnh viện Saint Joseph ở Đông Jerusalem. Tại đây, các nhà báo và bạn bè của cô đứng bên ngoài, ôm nhau khóc. Một đám đông những người ủng hộ tập trung bên ngoài bệnh viện, cầm hoa hồng và hô vang "thượng đế sẽ để linh hồn yên nghỉ, Shireen".

nha bao bi ban chet anh 4

Các đồng nghiệp thương tiếc nhà báo Shireen Abu Akleh của Al Jazeera trong buổi lễ vào ngày 12/5. Al Jazeera đã cáo buộc lực lượng Israel cố tình nhắm mục tiêu và giết nữ phóng viên 51 tuổi, một trong những nhà báo nổi tiếng nhất thế giới Arab. Cái chết của cô khiến cộng đồng quốc tế phẫn nộ và yêu cầu trách nhiệm giải trình.

nha bao bi ban chet anh 5

Lễ tưởng niệm có sự tham gia của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas. Trong bài phát biểu hôm 12/5, ông Abbas đã từ chối đề nghị mở một cuộc điều tra chung với Israel và cam kết sẽ đưa vụ việc của nhà báo Abu Akleh ra Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC).

nha bao bi ban chet anh 6

"Chúng tôi bác bỏ cuộc điều tra chung với chính quyền chiếm đóng Israel vì họ đã phạm tội và chúng tôi không tin tưởng họ", ông Abbas phát biểu trong buổi lễ vào ngày 12/5. "Chúng tôi sẽ ngay lập tức đưa vụ việc ra Tòa án Hình sự Quốc tế để truy tìm những kẻ giết người". Ông cũng cho biết Palestine sẽ chia sẻ kết quả điều tra với Mỹ, Qatar và ICC, đồng thời nói thêm rằng cuộc điều tra sẽ sớm đưa ra kết luận, bao gồm một báo cáo khám nghiệm tử thi.

nha bao bi ban chet anh 7

Người dân tiễn đưa nhà báo Abu Akleh vào ngày 12/5. Khi chiếc xe cấp cứu chở Abu Akleh đến địa điểm tang lễ, hàng chục người đã tập trung để giúp đưa quan tài của bà lên xe, phủ đầy hoa hồng và quốc kỳ Palestine.

nha bao bi ban chet anh 8

Những người đưa tang cũng đặt hoa trước cửa nhà của bà Abu Akleh ở khu Beit Hanina, Jerusalem. "Shireen là con gái tôi, cha mẹ cô ấy đã chết nhưng tất cả chúng tôi đều là cha mẹ cô ấy", Nafisa Khwais, 63 tuổi, nói. "Việc buộc cô ấy im lặng sẽ không bao giờ ngăn chúng tôi kháng cự và kể câu chuyện của mình". Trong ảnh, các vệ binh tiến hành lễ rước quan tài của nữ phóng viên vào ngày 12/5.

nha bao bi ban chet anh 9

Hoàn cảnh xung quanh cái chết của bà Abu Akleh không rõ ràng. Ba nhân chứng nói với CNN rằng các nhà báo đã bị quân đội Israel bắn và không có chiến binh Palestine nào bên cạnh các nhà báo vào thời điểm đó. Phát ngôn viên của Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) Amnon Shefler, nói với CNN vào cuối ngày 11/5 rằng họ "chưa biết" ai đã giết Abu Akhleh, dù trước đó cáo buộc bà "có khả năng" bị bắn bởi các chiến binh Palestine. Trong ảnh, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đặt vòng hoa lên quan tài nhà báo Abu Akleh.

nha bao bi ban chet anh 10

Người dân Palestine đặt hoa tưởng niệm tại nơi nhà báo Abu Akleh bị giết ở thị trấn Jenin, Bờ Tây.

nha bao bi ban chet anh 11

Người dân thắp nến tưởng niệm nhà báo của Al Jazeera. Hãng tin này đã gọi cái chết của bà là "một vụ giết người trắng trợn" của lực lượng Israel. Tang lễ của Abu Akleh sẽ diễn ra vào ngày 13/5 tại Nhà thờ Công giáo La Mã ở Bab Al-Khalil, trước khi bà được chôn cất tại nghĩa trang Mount Zion, Jerusalem, bên cạnh cha mẹ mình.

Phóng viên Al Jazeera bị bắn vào mặt khi đang mặc áo báo chí

Phóng viên Al Jazeera Shireen Abu Aqleh bị bắn “vào mặt” hôm 11/5 khi đang đưa tin về một cuộc đột kích của Israel tại thị trấn Jenin ở điểm nóng Bờ Tây.

Tuyên bố trái ngược trong vụ nhà báo Al Jazeera bị bắn vào mặt

Sau khi bà Shireen Abu Aqleh - phóng viên của Al Jazeera - bị bắn chết hôm 11/5 tại thị trấn Jenin ở Bờ Tây, Israel và Palestine lần lượt đổ lỗi cho nhau về vụ việc.

Hải Linh

Ảnh: Reuters, AFP

Bạn có thể quan tâm