Jakarta-Bandung là tuyến đường sắt đầu tiên tại Indonesia áp dụng tiêu chuẩn, công nghệ và thiết bị tốc độ cao của Trung Quốc. Đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng và vận hành là Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc (CRG) và PT Wijaya Karya Tbk, một cơ quan nhà nước của Indonesia. Chi phí chủ yếu là các khoản vay từ Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB). Ảnh: Tân Hoa Xã. |
Theo kế hoạch, đây sẽ là tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên ở Đông Nam Á có chiều dài khoảng 142 km với tốc độ dự kiến tối đa 350 km/h, dự kiến khánh thành vào năm 2019. Ảnh: Georgia Asian Times. |
Tuy nhiên, do tác động của đại dịch Covid-19, dự án bị xem xét trì hoãn tới năm 2022. Ước tính chi phí có thể dội lên tới 6 tỷ USD, cao hơn so với mức 5 tỷ USD như dự kiến ban đầu. Ảnh: Tân Hoa Xã. |
Nikkei Asia Review hôm 8/6 cho biết sau khi cân nhắc tình trạng chậm trễ và nguy cơ đội vốn vì nhà thầu Trung Quốc, chính quyền Indonesia đang xem xét nhờ phía Nhật Bản thực hiện dự án đường sắt cao tốc này. Ảnh: The Jakarta Post. |
Tuyến đường sắt Trung Quốc - Lào nằm trong sáng kiến "Vành đai và Con đường", có chiều dài lên tới 414 km, trải dài từ quận cực bắc Boten giáp biên giới Trung Quốc tới điểm đến là thủ đô Vientiane. Ảnh: Tân Hoa Xã. |
Tuyến đường trên sẽ tiếp tục được kết nối với Thái Lan, Malaysia và Singapore như một phần của tuyến đường sắt Xuyên Á chạy theo hướng bắc - nam từ Côn Minh thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đến Singapore. Ảnh: China Daily. |
Việc xây dựng tuyến đường sắt kết nối Trung Quốc và Lào được chính quyền 2 bên thảo luận từ năm 2001 và xác nhận khởi công vào năm 2009. Tuy nhiên, do vụ bê bối tham nhũng của Bộ trưởng Đường sắt Trung Quốc Liu Zhijun, lịch khởi công đã dời đến đầu năm 2016. Dự kiến công trình hoàn thành vào cuối năm 2021. Ảnh: Tân Hoa Xã. |
Nằm ở vùng đất xa xôi trên bờ biển phía tây nam Pakistan, Gwadar là cảng cuối của dự án hành lang nối liền tỉnh cực tây Trung Quốc với biển Ả Rập, có tổng đầu tư lên tới 62 tỷ USD. Theo kế hoạch, đây sẽ là khu tích hợp cảng biển, đường bộ, đường sắt, đường ống, cùng với hàng chục nhà máy và sân bay lớn nhất Pakistan. Ảnh: Asia News. |
Tuy nhiên, gần 7 năm sau khi Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC) ra đời, tương lai của “viên ngọc quý” trong sáng kiến Vành đai và Con đường vẫn đang bị bỏ ngỏ. Ảnh: The Third Pole. |
Cũng trong thời gian trên, chưa đầy 1/3 số dự án CPEC với tổng đầu tư gần 20 tỷ USD được khép lại. Phía Pakistan đã nhiều lần trì hoãn do thiếu vốn trước khi nhận gói giải cứu 6 tỷ USD từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào năm ngoái. Đây là chiếc phao cứu sinh thứ 13 dành cho Pakistan kể từ thập niên 1990. Ảnh: South Asia Voices. |
Tuy nhiên, tình trạng bế tắc ở Gwadar chỉ là một trong số nhiều vấn đề nhức nhối trong tham vọng xây dựng “con đường tơ lụa” của chính quyền Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Nhiều công trình khác thuộc sáng Vành đai và Con đường của Trung Quốc đang trong tình trạng tê liệt, bất ổn do thiếu vốn và mối lo ngại “bẫy nợ” đối với các nền kinh tế kém phát triển. Ảnh: Nikkei Asia Review. |
Theo South China Morning Post, tòa án phúc thẩm Kenya hôm 20/6 tuyên bố hợp đồng xây dựng dự án đường sắt Standard Gauge giữa Tập đoàn Đường sắt Kenya và Tập đoàn Cầu đường Trung Quốc (CRBC) là bất hợp pháp do vi phạm quy định về thủ tục đấu thầu. Ảnh: SCMP. |
Năm 2014, CRBC và Tập đoàn Đường sắt Kenya ký hợp đồng trị giá 3,2 tỷ USD để xây tuyến đường sắt chạy từ cảng Mombasa tới thủ đô Nairobi. Sau đó, công ty mẹ của CRBC là Tập đoàn Truyền thông xây dựng Trung Quốc cũng góp mặt trong danh sách nhà thầu xây dựng dự án tuyến đường sắt mở rộng từ thủ đô Nairobi tới thành phố Naivasha trị giá 1,5 tỷ USD. Ảnh: Railway Pro. |
Hiện tại, một phần lớn trong dự án này đã hoàn thành và đi vào hoạt động. Tuy nhiên, trước cáo buộc của tòa Kenya, không rõ tương lai cho tuyến đường sắt trị giá 3,2 tỷ USD này sẽ đi đến đâu. Dự kiến các bên liên quan sẽ có phiên giải trình trước Tòa án Tối cao Kenya. Ảnh: Reuters. |