Cuộc tập trận trên đảo Dokdo của Hàn Quốc, Nhật Bản gọi là Takeshima đang tranh chấp giữa hai nước, diễn ra từ ngày 25-26/8, Yonhap đưa tin. Những lần trước, các cuộc tập trận trên đảo Dokdo/Takeshima được gọi là "Phòng thủ Dokdo", nhưng lần này được đổi tên thành "Bảo vệ lãnh thổ trên biển Đông". Ảnh: Yonhap. |
Cuộc tập trận năm nay được tổ chức với quy mô chưa từng có, với lực lượng kết hợp hải quân, không quân và thủy quân lục chiến. Đặc biệt lần đầu tiên tàu khu trục lớp Sejong Đại đế mạnh nhất của Hàn Quốc tham gia tập trận. Ảnh: Yonhap. |
Tàu khu trục lớp Sejong Đại đế dẫn đầu đội hình biên đội tàu. Cuộc tập trận diễn ra chỉ 3 ngày sau khi Seoul tuyên bố rút khỏi hiệp ước chia sẻ thông tin tình báo với Tokyo, nhằm đáp trả việc Nhật Bản loại Hàn Quốc khỏi danh sách các đối tác ưu tiên thương mại. Ảnh: Reuters/Yonhap. |
Theo một số nguồn tin không chính thức, cuộc tập trận có sự tham gia của 10 tàu chiến, máy bay chiến đấu F-15K, máy bay tuần tra hàng hải P-3C Orion, trực thăng vận tải Black Hawk và CH-47. Quân số tham gia tập trận không được tiết lộ do tính nhạy cảm. Ảnh: Yonhap. |
Lính đặc nhiệm Hàn Quốc đổ bộ từ trực thăng xuống bãi đáp cho trực thăng trên đảo. Căng thẳng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc về các vấn đề liên quan đến khắc phục hậu quả trong Thế chiến II bùng phát thành cuộc đối đầu thương mại. Tình hình trở nên tồi tệ hơn khi hai bên liên tiếp đưa ra các đáp trả nhau. Ảnh: Reuters/Yonhap. |
Lực lượng đặc nhiệm Hàn Quốc chốt chặn vị trí khi trực thăng đổ quân. Cuộc tập trận trên đảo Dokdo/Takeshima được phía Hàn Quốc tổ chức 2 năm một lần kể từ 1986. Trước đó, cuộc tập trận năm 2019 được dự định tổ chức vào tháng 6, nhưng đã hoãn lại vì lo ngại căng thẳng với Tokyo. Ảnh: Reuters/Yonhap. |
Giới phân tích nhận định, việc Hàn Quốc quyết định tổ chức cuộc tập trận trên đảo Dokdo/Takeshima với quy mô lớn chưa từng có, cho thấy Seoul quyết tâm "ăn thua đủ" trong cuộc đối đầu với Tokyo. Ảnh: Reuters/Yonhap. |
Lính đặc nhiệm Hàn Quốc được vũ trang hiện đại chốt chặn trên bãi đỗ trực thăng. Dokdo/Takeshima gồm 2 đảo nhỏ và 35 bãi đá ngầm mà cả Hàn Quốc và Nhật Bản đều tuyên bố chủ quyền. Hàn Quốc quản lý hòn đảo này từ năm 1945, trong khi Nhật Bản liên tục yêu cầu Hàn Quốc trả lại chủ quyền cho họ. Ảnh: Yonhap. |
Phía Hàn Quốc đã xây dựng một bãi đỗ trực thăng, doanh trại, hải đăng. Hai công ty viễn thông Hàn Quốc cũng lắp đặt các thiết bị liên lạc trên đảo. Bộ Ngoại giao Nhật Bản gọi cuộc tập trận là không thể chấp nhận và gửi công hàm phản đối, yêu cầu chấm dứt cuộc tập trận. Ảnh: Yonhap. |
Trực thăng CH-47 của Hàn Quốc hạ cánh trên bãi đáp trực thăng. Trong khi đó, phát ngôn viên Nhà Xanh, cho biết đây là cuộc tập trận thường niên và không nhắm vào bất kỳ quốc gia cụ thể nào và là cuộc diễn tập bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Ảnh: Yonhap. |