Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hàn Quốc sợ thua trong cuộc chiến chip bán dẫn

Hàn Quốc có nguy cơ mất khả năng cạnh tranh trong ngành chip bán dẫn do không được đầu tư đúng mức, theo một ủy ban chuyên trách của chính phủ nước này.

Tổng thống Mỹ Joe Biden tham quan nhà máy Samsung Electronics cùng với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol (giữa) và Phó Chủ tịch Samsung Electronics Lee Jae-yong (thứ 2 từ phải sang) tại Pyeongtaek vào tháng 5/2022.

Trong 3 thập kỷ làm việc tại Samsung Electronics Co., Yang Hyang-ja đã giúp tập đoàn 84 tuổi đi đến vị thế thống trị trong lĩnh vực sản xuất chip bộ nhớ. Giờ đây, Hyang-ja đang là kiến trúc sư trưởng trong nỗ lực của Hàn Quốc nhằm cải thiện ngành chip trong nước, để có khả năng cạnh tranh với Mỹ và Trung Quốc.

Tình hình hiện tại đối với Hàn Quốc là đáng lo ngại, khi Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản đổ hàng tỷ USD vào việc xây dựng chuỗi cung ứng chip bán dẫn, làm lu mờ vai trò tương lai của Hàn Quốc trong ngành, Hyang-ja nói với Bloomberg.

“Chúng tôi đang trong cuộc chiến chip. Ưu thế về công nghệ là lợi thế cạnh tranh trong bất kỳ chương trình nghị sự nào liên quan đến an ninh, chẳng hạn như các vấn đề ngoại giao và quốc phòng", Hyang-ja nói.

Mức đầu tư không như mong đợi

Chuyên gia này hiện lãnh đạo một ủy ban đặc biệt gồm 13 thành viên, do đảng cầm quyền của Tổng thống Yoon Suk Yeol thành lập trong năm 2022 để tìm ra các giải pháp mở rộng vị thế của Seoul trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu trị giá 550 tỷ USD.

Quan điểm của ủy ban này là bảo hộ công nghệ, kêu gọi hỗ trợ nhiều hơn cho các công ty sản xuất chip trong nước như SK Hynix Inc. và Samsung, và đã giành được sự ủng hộ từ Tổng thống Hàn Quốc.

chip may tinh anh 1

Yang Hyang-ja từng đảm nhiệm các vị trí nghiên cứu tại Samsung và hiện là người đứng đầu ủy ban chuyên trách về chất bán dẫn của chính phủ Hàn Quốc. Ảnh: Bloomberg.

Dù vậy, mức hỗ trợ mới cho ngành chip ở Hàn Quốc không được như họ kỳ vọng. Tháng trước, Quốc hội nước này đã thông qua đạo luật K-Chips, đẩy nhanh quá trình phê duyệt xây dựng các nhà máy ở khu vực đô thị, đồng thời tăng số lượng trường chuyên về công nghệ.

Ngoài ra, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua dự luật ưu đãi thuế 8% cho các công ty lớn đầu tư vào sản xuất chất bán dẫn. Mức giảm này chỉ bằng khoảng 2/3 so với mức đề xuất của ủy ban chuyên trách, từ 20-25%.

Yang cho biết khoản hỗ trợ này thua xa với các khoản trợ cấp hàng tỷ USD mà các quốc gia khác đang đổ vào ngành sản xuất chip, đồng thời chỉ trích Quốc hội đang bị mờ măt bởi những lợi ích chính trị ngắn hạn.

Ngược lại, một số ý kiến khác trong chính phủ Hàn Quốc cho rằng ưu đãi 8% đã là hào phóng, làm đe dọa tình hình tài chính của chính phủ cũng như chỉ mang lại lợi ích cho các công ty lớn.

Nguy cơ mất ngành công nghiệp chip

Ngành công nghiệp chip của Hàn Quốc đứng trước nguy cơ nhiều công ty Hàn Quốc chuyển các cơ sở sản xuất sang Mỹ, mang theo những kỹ sư giỏi nhất. Samsung có kế hoạch xây dựng một nhà máy bán dẫn trị giá 17 tỷ USD ở Texas và cho biết có khả năng sẽ chi gần 200 tỷ USD để xây dựng một loạt nhà máy ở Austin và Taylor.

Để Hàn Quốc không trở thành "thuộc địa công nghệ", bây giờ là thời điểm để dành nhiều ưu đãi hơn cho các công ty Hàn Quốc để họ xây dựng năng lực sản xuất trong nước thay vì ở nước ngoài, theo Yang.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cũng đã ra lệnh cho chính phủ đưa ra các biện pháp khuyến khích mạnh mẽ hơn để thúc đẩy ngành công nghiệp chip. Chung quan điểm với Yang, ông cũng cáo buộc các nhà lập pháp đảng đối lập cản trở nỗ lực quan trọng đó khi các quốc gia khác chi hàng tỷ USD hỗ trợ ngành chip bán dẫn.

Vị Tổng thống cho biết việc quốc hội chỉ thông qua khoản ưu đãi thuế 8% thay vì trên 20% như khuyến nghị là đáng tiếc. “Mức cắt giảm thuế doanh nghiệp, để nâng cao khả năng cạnh tranh toàn cầu và mở rộng đầu tư của các công ty, như vậy không phản ánh đầy đủ quan điểm của chúng tôi", ông nói.

“Tôi kêu gọi Bộ Tài chính tích cực xem xét các biện pháp để mở rộng hơn nữa hỗ trợ thuế cho các ngành chiến lược quốc gia như chất bán dẫn", Tổng thống Yoon Suk Yeol nói trong một tuyên bố.

Lee Kun Hee - Những lựa chọn chiến lược và kỳ tích Samsung

Cuốn sách cho thấy những chọn lựa chiến lược nhạy bén và đúng đắn của ông Lee Kun Hee, từng bước đưa Samsung đến vị trí hôm nay. Bên cạnh đó, sách đề cập tinh thần và ý chí lao động, thái độ làm việc quyết liệt, phong cách quản lý độc đáo của Lee Kun Hee.

Những xu hướng công nghệ định hình năm 2023

Lĩnh vực công nghệ được dự đoán sẽ có nhiều thay đổi lớn trong 2023 với sự bành trướng của AI, thay đổi lớn của iPhone và sự nở rộ của hàng loạt mạng xã hội mới.

Hoàng Nam

Bạn có thể quan tâm