Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hàn, Nhật đóng góp 2 triệu USD cho quỹ ứng phó Covid-19 của ASEAN

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết quỹ ứng phó Covid-19 của ASEAN đạt hơn 4 triệu USD, và ASEAN đang tham vấn xây dựng kế hoạch phục hồi Covid-19.

“Quỹ ứng phó Covid-19 đã đi vào hoạt động với nguồn đóng góp ban đầu tích cực của các nước ASEAN và các đối tác”, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trả lời Zing tại buổi họp báo chiều tối 12/9.

“Số tiền cho đến nay vẫn còn khiêm tốn, hơn 4 triệu USD, chúng tôi cũng mong đợi thêm các cam kết, đến nay các đối tác cũng có những cam kết để đóng góp vào quỹ này”.

Ngoài quỹ ứng phó nói trên, kho dự phòng vật tư y tế ASEAN lập ra từ hội nghị cấp cao hồi tháng 6 cũng nhận được nhiều cam kết đóng góp. “Điều này thể hiện sự thích ứng nhanh chóng của các nước ASEAN... đây (kho vật tư y tế) cũng là ‘ảo’, tức đã có cam kết của các nước để nhằm đối phó tình trạng khẩn cấp của Covid-19”, Phó thủ tướng giải thích thêm.

Hàn Quốc và Nhật Bản đóng góp 1 triệu USD mỗi nước cho quỹ ứng phó Covid-19, theo các bộ ngoại giao hai nước này.

Tại buổi họp báo, Phó thủ tướng thông tin và trả lời thêm về Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các hội nghị liên quan đã diễn ra trong các ngày 9-12/9. Tổng thư ký ASEAN Lim Jock Hoi cũng phát biểu trực tuyến từ Jakarta, Indonesia

hoi nghi bo truong ngoai giao ASEAN anh 1

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (giữa) tại buổi họp báo chiều tối 12/9. Ảnh: Việt Hùng.


Tôn trọng UNCLOS trong vấn đề Biển Đông

Về vấn đề Biển Đông, các bộ trưởng cho rằng cần tiếp tục đối thoại, xây dựng lòng tin, kiềm chế, không có hành động gây căng thẳng, làm phức tạp tình hình, không quân sự hóa hay sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, theo luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS (Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển) năm 1982.

“Các bộ trưởng cũng bày tỏ mong muốn DOC (Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông) phải được thực hiện đầy đủ, hiệu quả, kêu gọi sớm hoàn tất xây dựng COC (Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông) hiệu quả, phù hợp luật pháp quốc tế”, ông Phạm Bình Minh cho biết.

Trả lời câu hỏi của báo chí, Phó thủ tướng cho rằng việc Trung Quốc cần phải tuân thủ UNCLOS là “điều đương nhiên”.

“Các nước trong tuyên bố của mình tại hội nghị đều nêu phải tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS”, ông nói. “Các nước cũng đều là thành viên của UNCLOS, trong đó có Trung Quốc, Việt Nam và các nước ASEAN. Việc tuân thủ công ước 1982 là điều đương nhiên đối với các thành viên công ước”.

Khi được hỏi ASEAN đánh giá ra sao về ý kiến của Trung Quốc muốn thúc đẩy gắn kết giữa kế hoạch tổng thể kết nối ASEAN 2025 và sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết ASEAN là cộng đồng “rất mở, luôn hoan nghênh sáng kiến của các nước đối tác”.

“Nếu các sáng kiến đóng góp vào việc phát triển chung, xây dựng môi trường hòa bình, ổn định, cũng như thịnh vượng của khu vực thì ASEAN luôn ủng hộ, trong đó có sáng kiến của Trung Quốc”, ông phát biểu. “Về những việc được nêu tại hội nghị này, các bộ trưởng đã giao cho chuyên ngành hai bên để nghiên cứu và có ý kiến phù hợp”.

hoi nghi bo truong ngoai giao ASEAN anh 2

Phó thủ tướng cho biết các nước kêu gọi không quân sự hóa ở Biển Đông. Ảnh: Việt Hùng.

Kế hoạch phục hồi sẽ tham vấn “nhiều nhóm, nhiều ngành”

Đánh giá cao và chúc mừng Việt Nam đã tổ chức tốt hội nghị trực tuyến, Ban thư ký ASEAN thông tin thêm về ứng phó dịch Covid-19 và tình hình nhân đạo ở bang Rakhine, Myanmar.

Ông Lim Jock Hoi, Tổng thư ký ASEAN cho biết các khuôn khổ nhằm thúc đẩy phục hồi hậu dịch Covid-19 đang được soạn thảo, sẽ tính đến nhiều ngành và nhiều trụ cột của ASEAN, nhằm có những hướng dẫn cho cả Cộng đồng ASEAN. Ông cho biết sẽ có cách tiếp cận đầy đủ và bền vững, “chú ý thích đáng tới những nhóm yếu thế và bị ảnh hưởng nhiều nhất”.

Các kế hoạch giúp phục hồi sẽ bao gồm tăng cường gắn kết kinh tế, kết nối chuỗi cung ứng, số hóa, củng cố hệ thống y tế, sẽ tính đến “hành lang đi lại” vốn rất quan trọng trong việc mở cửa.

“Không thể phục hồi nếu chỉ tính đến một ngành, các nước và khu vực sẽ phải tham vấn tất cả nhóm và ngành, hợp tác với đối tác bên ngoài và đóng góp vào nỗ lực chống dịch toàn cầu”, ông nói.

hoi nghi bo truong ngoai giao ASEAN anh 3

Ông Lim Jock Hoi từ Jakarta phát biểu với buổi họp báo ở Việt Nam qua video. Ảnh: Việt Hùng.


Về tình hình bất ổn ở bang Rakhine, khiến số lượng lớn người dân phải rời nhà cửa, các bộ trưởng ủng hộ việc ASEAN tăng cường tham gia hòa giải những cộng đồng bị ảnh hưởng, xây dựng lòng tin, lập lại sự ổn định và thượng tôn pháp luật ở bang này.

Theo vị tổng thư ký, ASEAN đầu năm nay đã lập một nhóm chuyên phối hợp, tìm cách thực thi một số đề xuất mà một đội đánh giá khẩn cấp đưa ra hồi đầu năm 2019.

Trong số các đề xuất mà ASEAN đã thảo luận và đồng thuận với chính phủ Myanmar bao gồm cải thiện tiếp cận thông tin về việc hồi hương cho người phải rời nhà cửa, thông qua radio FM và truyền thông ở địa phương. Ngoài ra còn có đề xuất trang bị cho các trung tâm tiếp nhận những người này, cung cấp nguyên liệu, vật tư để khuyến khích nông nghiệp ở Rakhine, cải thiện giống thủy sản và hỗ trợ các xí nghiệp ở các làng.

“Trong ngắn hạn, điều cần nhất là các cơ sở dành cho những người mất nhà cửa, tăng cường gửi ra thông tin và cung cấp nhu yếu phẩm”, ông Lim Jock Hoi cho biết, “nhằm tăng lòng tin, bảo đảm điều kiện để xây dựng lại gia đình, cộng đồng”.

Về hội nghị cấp cao ASEAN 37 sắp tới, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh hy vọng các nước sẽ vượt qua dịch, và Việt nam vẫn đang tích cực để chuẩn bị tổ chức được cấp cao 37 theo hình thức trực tiếp.

“Cho đến nay, quyết tâm của Việt Nam là như vậy (tổ chức trực tiếp), cũng mong các nước đối tác trong ASEAN sẽ ủng hộ”.

hoi nghi bo truong ngoai giao ASEAN anh 4

Phó thủ tướng cho biết Việt Nam vẫn đang “quyết tâm” chuẩn bị tổ chức cấp cao ASEAN 37 theo hình thức trực tiếp. Ảnh: Việt Hùng.

Phó thủ tướng đánh giá Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao đã thành công khi không để dịch bệnh ảnh hưởng tới nội dung chương trình, và các nước nhất trí với nhiều đề xuất của Việt Nam. Ông cho biết hội nghị đã xem xét và thông qua 42 văn kiện, “số lượng văn kiện nhiều nhất trong thời gian qua tại hội nghị này”.

Các bộ trưởng tiếp tục nhất trí triển khai Tầm nhìn ASEAN 2025, định hướng phát triển ASEAN giai đoạn mới sau 2025, thảo luận việc nâng cao hiệu quả các cơ chế ASEAN và các diễn đàn do ASEAN dẫn dắt, và thúc đẩy vai trò ASEAN trong phát triển các tiểu vùng, nổi bật là tiểu vùng sông Mekong.

ARF kêu gọi không quân sự hóa ở Biển Đông

Tại diễn đàn an ninh hàng đầu châu Á sáng 12/9, các bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và đối tác thảo luận về Biển Đông và hợp tác về ứng phó dịch Covid-19, phân phối vaccine.

Mỹ dành 154 triệu USD cho các dự án hợp tác ở vùng Mekong

Trong số tiền đó, Mỹ dành 55 triệu USD cho phòng chống tội phạm xuyên biên giới và 1,8 triệu USD hỗ trợ Ủy hội sông Mekong tăng cường chia sẻ dữ liệu nguồn nước.

Ong Bill Clinton nhap vien hinh anh

Ông Bill Clinton nhập viện

0

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã nhập viện tại Washington để xét nghiệm và theo dõi vào chiều 23/12 sau khi bị sốt, một trợ lý của ông cho biết trên mạng xã hội.

Trọng Thuấn

Bạn có thể quan tâm