Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2024

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo 2 kịch bản tăng trưởng trong năm 2024, trong đó kiến nghị lựa chọn kịch bản tăng trưởng cao hơn là 6,5%.

Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm đạt 6,5%. Ảnh: Chí Hùng.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhìn nhận GDP quý I đã tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, vượt kịch bản đề ra là 5,2-5,6%. Đây là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay.

"Trong mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực công nghiệp và xây dựng dần lấy lại được đà tăng trưởng, ước tăng 6,28%, trong đó công nghiệp tăng 6,18%; khu vực nông, lâm, thủy sản và dịch vụ lần lượt tăng 2,98% và 6,12% so với cùng kỳ năm trước", Bộ trưởng dẫn chứng.

Một số địa phương tăng trưởng quý I cao là Bắc Giang (14,2%), Thanh Hóa (13,2%), Trà Vinh (13,9%), Khánh Hòa (12,4%), Quảng Ninh (8,9%), TP.HCM (6,5%), Hải Phòng (9,3%), Hà Nội (5,5%)...

Trên cơ sở kết quả quý I, dự báo tình hình quý II và cả năm, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư dự báo 2 kịch bản tăng trưởng.

Cụ thể, kịch bản 1: Tăng trưởng kinh tế cả năm dự kiến đạt 6%, 9 tháng cuối năm tăng khoảng 6,12%. Trong đó, tăng trưởng quý II là 5,85%, quý III và IV lần lượt là 6,22% và 6,28%.

Kịch bản 2: Tăng trưởng kinh tế cả năm đạt 6,5%, 9 tháng cuối năm tăng khoảng 6,75%. Trong đó, tăng trưởng quý II là 6,32%, quý III và quý IV lần lượt là 6,79% và 7,08%. Tăng trưởng các quý cao hơn khoảng 0,1% so với cận trên kịch bản đề ra tại Nghị quyết 01 của Chính phủ.

"Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị lựa chọn kịch bản 2. Trong điều kiện tình hình thế giới, trong nước chuyển biến thuận lợi hơn, tiếp tục nghiên cứu, triển khai các chính sách hỗ trợ mới về tài khóa, tiền tệ... để phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao nhất", ông nói.

Để hoàn thành các mục tiêu đặt ra, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất tập trung xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở... bảo đảm đủ điều kiện để trình Quốc hội cho phép sớm thi hành các luật này trong tháng 7.

Bên cạnh đó, các địa phương cần tập trung rà soát, sửa đổi văn bản thuộc thẩm quyền để có thể áp dụng Luật Đất đai ngay sau khi có hiệu lực, nhất là xây dựng bảng giá đất. Đồng thời tiếp tục thúc đẩy và làm mới các động lực tăng trưởng về đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu; khai thác các động lực tăng trưởng mới từ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh...

Không phải ai cũng có cơ hội gặp gỡ, trò chuyện với những doanh nhân, tỷ phú, những nhà quản lý doanh nghiệp nổi tiếng thế giới. Tuy nhiên, vẫn có cách để chúng ta tiếp cận, tìm hiểu về câu chuyện kinh doanh, cuộc đời, kinh nghiệm của các doanh nhân, tỷ phú nổi tiếng thông qua sách.

Tri thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách doanh nhân - nơi chia sẻ những cuốn sách, câu chuyện về cuộc đời và kinh nghiệm của các tỷ phú, nhà quản lý nổi tiếng thế giới. Tủ sách không chỉ bao gồm các cuốn sách, câu chuyện từ tác giả độc lập mà còn bao gồm những cuốn sách do chính các tỷ phú viết về cuộc đời mình. Tủ sách doanh nhân mong muốn gửi tới độc giả các câu chuyện, góc nhìn về những cá nhân thành công nhất trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời mong muốn lan tỏa tri thức, phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

GDP quý I tăng 5,66%

Với mức tăng 5,66% trong quý I năm nay, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng trong quý đầu năm cao nhất giai đoạn 2020-2024.

Bắc Giang thành đầu tàu tăng trưởng cả nước, Bắc Ninh vẫn đi lùi

Trong 3 tháng đầu năm, có 57/63 tỉnh, thành ghi nhận tăng trưởng dương, trong đó, Bắc Giang vươn lên dẫn đầu cả nước với tăng trưởng GRDP ước đạt gần 14,2%.

Giá gạo, nước, điện khiến CPI quý I tăng 3,77%

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý I tăng 3,77% so với cùng kỳ năm trước, do giá gạo trong nước tăng theo xuất khẩu, trong khi một số địa phương điều chỉnh giá nước, EVN tăng giá điện.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm