Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hai cuốn sách về vùng đất Bình Dương anh hùng

Ông Nguyễn Quang Thiều nói hai cuốn sách đã “dựng lên đài tưởng niệm bằng ngôn từ”, để tưởng nhớ những người đã ngã xuống trong cuộc chiến bảo vệ nền độc lập, tự do của đất nước.

Xa Binh Duong anh 1

Hai cuốn sách về xã Bình Dương. Ảnh: A.V.

“Lửa ngập đôi bờ Bình Dương, Bình Hải

Tan nát chợ Chiều, chợ Được, Bình Sa

Máu em thơ trộn máu mẹ già

Đã đổ xuống cát đen sạm lại”

Đó là những câu thơ của Chí Cao mô tả sự bi thương và anh dũng của vùng đất Bình Dương thuộc huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam trong chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ.

Vùng đất ba lần được phong anh hùng

Xã Bình Dương là một vùng cát ven biển, trong chiến tranh chống Mỹ, nơi đây bị địch đánh phá hàng nghìn tấn bom đạn, cày ủi xác xơ cả một vùng cát không còn một cây dương, ngọn cỏ. Địch dồn đồng bào vào khu đồn ấp chiến lược nhằm cô lập, cắt đứt liên lạc giữa người dân với bộ đội quân giải phóng. Để giữ lại mảnh đất này, đã có hàng nghìn đồng bào, chiến sĩ ngã xuống, chống lại kẻ địch.

Ông Hồ Thanh Hải, Chủ tịch hội đồng hương Thăng Bình tại Đà Nẵng, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh Quảng Nam, cho biết sau 48 năm vùng đất được sống trong hòa bình với một diện mạo mới, đã có hơn hai thế hệ con cháu ra đời, tiếp nối các thế hệ cha ông đi trước. Nhưng những vết tích của chiến tranh và minh chứng cho lòng quả cảm của người dân nơi đây không còn nhiều nữa.

Mặc dù đã có nhiều quyển sách viết về vùng đất này, vẫn chưa đủ để làm cho các thế hệ sau hiểu sâu sắc về cuộc chiến đầy máu và nước mắt của cha ông.

Chính vì vậy, hai cuốn sách Vườn mẹBình Dương vùng đất anh hùng giúp thế hệ hôm nay và mai sau thêm hiểu về một vùng đất, một thế hệ cha ông đã kiên cường đấu tranh cho mai sau.

Cuốn sách Bình Dương vùng đất anh hùngVườn mẹ đều là tập bút ký của nhiều tác giả. Qua những bài viết, độc giả hôm nay được biết tới căn cứ lõm ở Bàu Bính, xã Bình Dương - một địa danh điển hình cho lòng quả cảm, kiên trung, sự hy sinh vô bờ bến của quân dân trong cuộc đấu tranh giành lại tự do.

Từ đầu năm 1971 đến cuối năm 1972, đồng bào, chiến sĩ ở căn cứ lõm này đã chiến đấu kiên cường giữa bốn bề là quân Mỹ, lính đánh thuê, ngụy quyền. Lực lượng vũ trang đã chiến đấu với tinh thần “một tấc không đi, một li không rời” giữ vững trận địa cho đến ngày có lệnh rút lên cánh Tây bảo vệ lực lượng.

Căn cứ lõm Bàu Bính nằm trong xã Bình Dương, một xã có 4.700 người ngã xuống trong chiến tranh trên tổng số 7.869 người dân. Mảnh đất có 1.347 liệt sĩ, 400 mẹ Việt Nam anh hùng. Xã Bình Dương ba lần được phong danh hiệu Anh hùng.

Xa Binh Duong anh 2

Tập bút ký về vùng đất ba lần được phong anh hùng.

Tượng đài bằng ngôn từ tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh cho độc lập, tự do

Ông Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, cho biết đây là hai cuốn sách đặc biệt do Hội đồng hương Thăng Bình, Quảng Nam và Nhà xuất bản Hội Nhà văn phát hành.

Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho rằng hai cuốn sách đã “dựng lên đài tưởng niệm bằng ngôn từ”, để tưởng nhớ những người đã ngã xuống trong cuộc chiến khốc liệt cho nền độc lập, tự do của đất nước.

Theo ông Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Bình Dương là nơi chiến đấu gian khổ, hy sinh, là tiêu biểu cho mô hình chiến tranh nhân dân thời chống Mỹ. Nơi đây cùng là mảnh đất của tình người cao đẹp; biểu hiện cho sức sống mạnh mẽ.

Hai cuốn sách Vườn mẹBình Dương, vùng đất anh hùng mang giá trị lịch sử về vùng đất anh hùng. Trong thời buổi công nghệ hiện đại này, hai cuốn sách giúp giáo dục thế hệ trẻ về chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa - Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - nói mảnh đất Bình Dương từng đi vào văn thơ của nhiều cây bút, tiêu biểu là Cát cháy của nhà văn Nguyên Ngọc. Tuy vậy, hai cuốn sách mới phát hành viết về Bình Dương ở những góc độ khác nhau.

Phó chủ tịch Hội Nhà văn mong muốn có thêm những phiên bản sách đặc biệt, sách khổ nhỏ để đưa sách đến nhiều nơi. Bởi theo ông, những trang sách chứa đựng lịch sử về Bình Dương ấy cho thấy tinh thần anh dũng của người Việt trong chiến tranh. Sách phù hợp cho người muốn nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử của vùng đất nói riêng, tinh thần thép và ý chí người Việt nói chung.

Xuất bản các tác phẩm văn học vì sự nghiệp cách mạng của Đảng

Mục tiêu của Chương trình là nghiên cứu, tổng hợp, biên soạn, xuất bản 600 công trình, đầu sách phản ánh các cuộc đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thêm yêu đất nước qua dấu chân người lính

Tập bút ký "Tôi đi Trường Sa" gồm 9 bài viết, mỗi bài viết là một điểm đến trên hành trình khám phá những miền biên cương của Tổ quốc.

Anh Vũ

Bạn có thể quan tâm