Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hai cô gái khai là hoàng thân ‘Đế chế Sunda’, bị giam suốt 13 năm

Hai phụ nữ tự nhận là “thành viên hoàng gia” từ “Đế chế Sunda” ở vùng Tây Java của Indonesia đã bị Cơ quan Di trú Malaysia bắt giữ suốt 13 năm nay trong một vụ kỳ lạ.

Hai người này, Fathia Reza, 36 tuổi, và Lamira Roro, 34 tuổi, ban đầu đến Kuching, Sarawak, Malaysia năm 2007, và hiện bị giữ tại cơ quan nhập cư ở Melaka, theo đại sứ quán Indonesia tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia.

“Họ bị giữ lại vì vi phạm quy định nhập cư của Malaysia và mang theo hộ chiếu của Đế chế Sunda mà phía Malaysia không công nhận”, Agung Cahaya Sumirat, phụ trách thông tin và các vấn đề văn hóa xã hội tại đại sứ quán Indonesia, nói với South China Morning Post.

de che sunda indonesia anh 1

Fathia Reza, 36 tuổi, và Lamira Roro, 34 tuổi, tự xưng là hoàng thân từ Đế chế Sunda. Ảnh: Facebook.


Đại sứ quán Indonesia tại Kuala Lumpur và lãnh sự quán tại Kuching, bang Sarawak, cho biết đã phỏng vấn hai phụ nữ để làm rõ họ là công dân nước nào.

“Nhưng họ từ chối nhận là công dân Indonesia, và một mực nhận là công dân Đế chế Sunda”, Agung nói. “Chúng tôi có ấn tượng rằng là công dân Đế chế Sunda là điều quan trọng nhất với họ”.

“Giới chức nhập cư Malaysia nói đang coi họ là những người vô nhà nước”, Agung cho biết, và nói thêm hai phụ nữ này nói tiếng Anh và giao tiếp tốt.

de che sunda indonesia anh 2

Giấy tờ mà Fathia Reza khẳng định là hộ chiếu Đế chế Sunda. Ảnh: Facebook.


Trang tin Kompas của Indonesia trích lời luật sư tên Erwin, đang đại diện cho “nhóm lãnh đạo của Sunda”, nói hai phụ nữ này là con gái của “thủ tướng cao cấp của Đế chế Sunda” có tên Nasri Banks và một phụ nữ khác có tên Raden Ratna Ningrum.

Nhưng vào tháng 1, Nasri Banks cùng vợ bị bắt giữ và buộc tội lừa đảo ở Indonesia, theo South China Morning Post.

Theo báo chí Indonesia, hiện tượng có những “vương quốc” tự xưng bên trong lãnh thổ Indonesia bắt đầu được dư luận chú ý vào đầu năm nay, sau khi các video về hoạt động của các nhóm này phát tán trên mạng.

Một trong những nhóm đó là Đế chế Sunda, ở Bandung, Tây Java. Nhóm này tự cho sứ mệnh của mình là dàn xếp khoản nợ của Indonesia với Ngân hàng Thế giới vào năm 2020.

Dân Bali vẫn mai táng lộ thiên bất chấp lo ngại về Covid-19

Người Trunyan trên đảo Bali, Indonesia vẫn thực hiện tập tục mai táng lộ thiên, để xác chết tự phân huỷ bất chấp mối quan ngại về dịch Covid-19 ở quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á.

Người dân ở nhà vì phong tỏa, Indonesia lo số ca sinh tăng kỷ lục

Lệnh phong tỏa vì Covid-19 khiến hàng triệu người dân Indonesia không thể tiếp cận các biện pháp tránh thai, các quan chức nước này lo ngại bùng nổ dân số sau dịch.

Trọng Thuấn

Bạn có thể quan tâm