Theo đơn vị đề xuất, dự án cầu Tứ Liên là một trong những công trình giao thông trọng điểm của Thành phố Hà Nội, nằm trong Quy hoạch giao thông vận tải đến năm 2030, tầm nhìn 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Dự án kết nối bờ phía tây sông Hồng dọc tuyến đường Âu Cơ - Nghi Tàm thuộc địa phận các phường Yên Phụ, Tứ Liên (Quận Tây Hồ) với bờ đông sông Hồng thuộc địa phận huyện Đông Anh, đồng thời kết nối trực tiếp đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đường Vành đai 3.
Hiện tại, bờ phía tây sông Hồng là đường vành đai chính kết nối cầu Nhật Tân với cầu Long Biên, Chương Dương nên chịu áp lực giao thông rất lớn. Khi đi vào hoạt động, cầu Tứ Liên không chỉ san sẻ áp lực cho các cầu hiện hữu mà còn gia tăng hiệu quả phân luồng giao thông, đồng thời giảm thiểu tình trạng ùn tắc tại các tuyến đường chính.
Trong kế hoạch thực hiện các dự án giao thông trong giai đoạn 2021 - 2025, thành phố Hà Nội xác định cầu Tứ Liên là một công trình trọng điểm và thành phố có kế hoạch khởi công xây dựng trong các năm 2024 - 2025. Để thực hiện kế hoạch này, vừa qua, UBND thành phố Hà Nội giao các sở, ngành có liên quan gồm: Sở GTVT, Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông (Ban Giao thông) cùng với các đơn vị tư vấn tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cầu Tứ Liên và đường từ cầu Tứ Liên đến nút giao với cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên; trình UBND thành phố xem xét trong năm 2024.
Hà Nội giao lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án
Theo ông Phan Trường Thành, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính (Sở GTVT Hà Nội), cầu Tứ Liên và các cầu bắc qua sông Hồng trong khu vực nội đô được coi là những công trình cấp thiết, thành phố đã có chủ trương xây dựng sớm.
Đại diện Sở GTVT Hà Nội cho biết, dự án cầu Tứ Liên đã được UBND thành phố phê duyệt nghiên cứu tiền khả thi, sau đó giao Ban Giao thông tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án. Theo các phương án nghiên cứu, cầu Tứ Liên và đường từ cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên có tổng chiều dài khoảng 11,5 km, từ nút giao Nghi Tàm đến nút giao Vành đai 3 (cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên). Trong đó, cầu Tứ Liên có chiều dài 2,9 km, cầu chính dài 1 km, quy mô mặt cắt ngang theo quy hoạch bảo đảm 6 làn xe cơ giới, hai làn hỗn hợp và hai làn đi bộ.
Với phương án kiến trúc, cầu có thiết kế dây văng, kết hợp văng xoắn tạo ra các nhịp lớn với hệ khung kết cấu thép nhẹ, hai hệ trụ cầu chính được tạo hình. Với thiết kế này, cầu Tứ Liên được kỳ vọng sẽ trở thành biểu tượng phát triển và kiến trúc mới của Hà Nội. Tổng mức đầu tư cầu Tứ Liên được tạm tính là 19.959 tỷ đồng.
Những cuốn sách hay về đô thị Hà Nội
Hà Nội chuyện xưa phố cũ gồm 39 đoản văn biên khảo về các hoạt động ở Hà Nội giữa thế kỷ XX trở về trước, từ chuyện phố xá, quy hoạch, đến chuyện ăn, chuyện mặc,... của người Hà thành.
Mùa đi qua phố - bạn đọc sẽ rung động theo những cảm nhận riêng, đôi khi rất khác nhau về Hà Nội trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.
Khẩn cấp tháo cầu phao Phong Châu
Do nước sông Hồng qua khu vực cầu phao Phong Châu lên cao, lưu tốc nước lớn nên Lữ đoàn 249, Binh chủng Công binh, đã buộc phải tháo cầu khẩn cấp.
Xem công binh nối lại cầu phao Phong Châu
Sau gần 1 tuần tháo rời cầu phao Phong Châu (tỉnh Phú Thọ), Lữ đoàn 249, Binh chủng Công binh đã nối lại cầu phao phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân giữa 2 bờ sông Hồng.
90 phút thông xe, cầu phao Phong Châu đón hơn 10.000 lượt phương tiện
Từ 6h hôm nay (30/9), Lữ đoàn công binh 249 chính thức cho thông xe cầu phao Phong Châu, nối hai bờ sông Hồng thuộc huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.