Thời gian bảo đảm giao thông qua cầu dự kiến từ 6h đến 22h hàng ngày. Đồng thời, đơn vị vận hành cầu phao sẽ tổ chức cắt cầu cho các phương tiện thủy lưu thông hàng ngày từ 22h hôm trước đến 5h hôm sau. Trong khoảng thời gian từ 5h đến 6h sáng hàng ngày, công binh sẽ tiến hành nối cầu. |
Người dân phấn khởi qua cầu phao nối hai bờ sông Hồng sau 20 ngày cầu Phong Châu bị sập. |
Theo Thượng tá Nguyễn Thanh Tuấn - Phó Tham mưu trưởng Lữ đoàn 249 Binh chủng công binh, tính từ 6h đến 7h30 đã có 8.200 lượt xe máy, 2.200 lượt ô tô qua lại trên cầu phao. Hiện lượng xe qua lại ngày càng đông. |
Cũng theo Thượng tá Nguyễn Thanh Tuấn, lực lượng binh chủng công binh sẽ trực 24/7 để đảm bảo an toàn giao thông cho người dân qua lại cầu phao. Sau 22h, khi có trường hợp cấp cứu vẫn mở cho xe lưu thông qua cầu. |
Bà Lê Thị Đán (xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao) chia sẻ: “Sau khi cầu Phong Châu sập vào sáng 9/9, chúng tôi muốn sang bên kia huyện Tam Nông phải đi vòng rất xa, quãng đường lên đến 50km. Sau khi biết tin cầu phao thông xe, chúng tôi rất mừng, rất phấn khởi. Giờ có cầu phao học sinh, công nhân không còn phải vất vả đi học, đi làm". |
Lực lượng công binh xử lý rác trên sông để không gây ảnh hưởng đến cầu phao. |
Bộ đội đẩy xe giúp người dân qua cầu. |
Thực trạng giao thông, văn hóa ứng xử của người tham gia, văn hóa quản lý, điều hành giao thông, các vấn đề liên quan tới quy hoạch và giải pháp xây dựng giao thông Việt Nam trong tương lai đều được PGS.TS. Phạm Ngọc Trung đề cập tới trong cuốn Văn hóa giao thông ở Việt Nam hiện nay.