Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hà Nội, TP.HCM sẽ là đô thị đặc biệt

Theo quy hoạch, có 5 đô thị trực thuộc Trung ương gồm Thủ đô Hà Nội, TP.HCM (dự kiến đến năm 2030 là đô thị loại đặc biệt), Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng.

Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hướng tới đô thị đặc biệt vào năm 2030.

Chất lượng sống đạt ở mức cao

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định phê duyệt Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu của Quy hoạch đến năm 2030 là đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hóa, phát triển, sắp xếp, phân bố hệ thống đô thị và nông thôn thống nhất, hiệu quả, toàn diện, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại.

Quy hoạch cũng đề ra mục tiêu phát triển các đô thị là "trung tâm" chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ, đầu mối giao thông, thu hút đầu tư, phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời, chất lượng sống tại các đô thị phải đạt ở mức cao.

Về nông thôn, sẽ được phát triển toàn diện, bền vững gắn với phát triển đô thị, có cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội đồng bộ và tiệm cận với khu vực đô thị; phát triển kinh tế, xã hội nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái có hiệu quả cao, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.

Trên cơ sở đó, đến 2050 sẽ xây dựng hệ thống đô thị liên kết thành mạng lưới đồng bộ, thống nhất, cân đối giữa các vùng miền; có vai trò, vị thế xứng đáng trong mạng lưới đô thị châu Á - Thái Bình Dương.

Mục tiêu đề ra là xây dựng được ít nhất 5 đô thị đạt tầm cỡ quốc tế, giữ vai trò là đầu mối kết nối và phát triển với mạng lưới khu vực và quốc tế. Cơ cấu kinh tế khu vực đô thị phát triển theo hướng hiện đại với các ngành kinh tế xanh, kinh tế số chiếm tỷ trọng lớn.

Cùng với đó, khu vực nông thôn sẽ có môi trường sống kết nối chặt chẽ, hài hòa với đô thị, văn minh, xanh, sạch, đẹp giàu bản sắc văn hóa dân tộc với điều kiện sống, thu nhập dân cư nông thôn tiệm cận với đô thị.

Thêm 8 tỉnh là thành phố trực thuộc Trung ương

Theo quyết định này, tỷ lệ đô thị hoá đến năm 2030 đạt trên 50% và năm 2050 đạt 70%; toàn quốc có khoảng 1.000 - 1.200 đô thị. Đồng thời hình thành một số trung tâm đô thị cấp quốc gia, cấp vùng với các chỉ tiêu tương đương mức bình quân của các đô thị thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN.

Về hệ thống nông thôn, cả nước có ít nhất 90% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; phấn đấu cả nước có khoảng 70% số huyện, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Quy hoạch được phê duyệt nhấn mạnh việc phát triển thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố khác trực thuộc Trung ương trở thành các đô thị năng động, sáng tạo, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị, có vai trò quan trọng trong mạng lưới đô thị của khu vực Đông Nam Á và châu Á.

Theo quy hoạch, có 5 đô thị trực thuộc Trung ương gồm: Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh (dự kiến đến năm 2030 là đô thị loại đặc biệt), Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng (dự kiến đến năm 2030 là đô thị loại I).

Quy hoạch cũng định hướng 8 tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Bắc Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hải Dương, Bình Dương (dự kiến đến năm 2030 là đô thị loại I).

Chủ tịch Hà Nội đề nghị Chính phủ ban hành cơ chế làm 400 km metro

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đề nghị Thủ tướng ban hành cơ chế, chính sách "đặc thù, đột phá" để hoàn thiện hơn 10 tuyến đường sắt đô thị (metro) với tổng chiều dài khoảng 400 km.

Xong 400 km metro trong 11 năm là thách thức rất lớn với Hà Nội

Theo ông Nguyễn Cao Minh, Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội, mục tiêu từ nay đến năm 2035 làm xong 10 tuyến metro với tổng chiều dài 400 km là thách thức rất lớn.

Bà Rịa - Vũng Tàu có thêm thành phố

Thị xã Phú Mỹ của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ lên thành phố vào năm 2025. Phú Mỹ đóng vai trò là một cực phát triển quan trọng trong hệ thống đô thị của vùng Đông Nam Bộ.

Sách hay về đô thị, thắng cảnh Việt Nam

Hồn đô thị gồm 30 bài tùy bút được tuyển chọn từ bộ sách Sài Gòn - Chuyện đời của phố (5 tập) đã được xuất bản trong khoảng thời gian từ 2014 - 2018. Bộ sách đến nay đã được tái bản 5 lần.

Đất nước gấm hoa không đơn thuần là một atlas địa lý, mà như một cẩm nang hình ảnh sinh động, cô đọng về thông tin khi đề cập đến 63 tỉnh thành Việt Nam.

https://tienphong.vn/ha-noi-tphcm-se-la-do-thi-dac-biet-co-it-nhat-5-do-thi-dat-tam-co-quoc-te-post1666328.tpo

Luân Dũng/Tiền Phong

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm