Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hà Nội thông qua danh sách sơ bộ 72 người ứng cử ĐBQH

Các hồ sơ ứng cử đáp ứng yêu cầu về thủ tục, điều kiện và đảm bảo cơ cấu nữ, trẻ tuổi, dân tộc, tôn giáo, đảng viên, ngoài Đảng theo Thông báo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chiều 17/3, Ủy ban MTTQ TP Hà Nội tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ hai để giới thiệu những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.

Phó chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ TP Nguyễn Anh Tuấn cho biết Ủy ban Bầu cử TP đã tiếp nhận được 72 bộ hồ sơ và danh sách trích ngang ứng cử đại biểu Quốc hội, trong đó có 42 hồ sơ do các đơn vị giới thiệu và 30 hồ sơ tự ứng cử.

"Các hồ sơ ứng cử đáp ứng yêu cầu về thủ tục, điều kiện giới thiệu ứng cử hoặc tự ứng cử, đảm bảo cơ cấu nữ, trẻ tuổi, dân tộc, tôn giáo, đảng viên, ngoài Đảng theo Thông báo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội", ông Tuấn cho hay.

Ha Noi thong qua danh sach72 nguoi ung cu DBQH anh 1

Hà Nội nhất trí danh sách sơ bộ danh sách 72 người ứng đại biểu Quốc hội khóa XV. Ảnh: Kinh tế & Đô thị.

Hội nghị hiệp thương đã nhất trí danh sách sơ bộ 72 ứng cử viên tham gia ứng cử ĐBQH khóa XV và thông qua kế hoạch lấy ý kiến nhận xét của cử tri nơi cư trú đối với người được giới thiệu ứng cử và nơi công tác của người tự ứng cử.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP Nguyễn Lan Hương cho biết Ban Thường trực Ủy ban MTTQ TP sẽ gửi biên bản hội nghị hiệp thương lần thứ hai tới Hội đồng Bầu cử Quốc gia, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Ủy ban Bầu cử TP đảm bảo thời gian theo quy định.

Sau đó, Ban sẽ làm việc với đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện, cấp xã nơi có người ứng cử ĐBQH cư trú và đại diện đơn vị có người ứng cử để hướng dẫn lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri.

Tổ chức hiệp thương, giới thiệu người ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND là một giai đoạn quan trọng trong quá trình tổ chức bầu cử. Việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử được tiến hành thông qua 5 bước cụ thể như sau:

Bước 1: Tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ nhất.

Bước 2: Tổ chức giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị, người của các đơn vị hành chính cấp dưới, của thôn, tổ dân phố để đưa vào danh sách ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND.

Bước 3: Tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ hai để lập danh sách sơ bộ những người ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND.

Bước 4: Lấy ý kiến cử tri ở nơi cư trú, nơi công tác đối với người ứng cử.

Bước 5: Tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ ba để lựa chọn, lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND.

30 người tự ứng cử đại biểu Quốc hội tại Hà Nội

Lãnh đạo Sở Nội vụ Hà Nội cho biết TP đã tiếp nhận 72 hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội, trong đó có 30 người tự ứng cử.

Sơn Hà

Bạn có thể quan tâm