Cảnh sát khiêng nhà hoạt động môi trường người Thụy Điển Greta Thunberg rời khỏi nơi biểu tình vào hôm 17/1. Ảnh: DPA. |
Greta Thunberg là một trong hàng nghìn nhà hoạt động môi trường đã đến nhiều địa điểm ở bang North Rhine-Westphalia, sau khi cư dân tại Luetzerath, miền Tây nước Đức chuyển đi và "gã khổng lồ" năng lượng RWE nắm quyền sở hữu tất cả tòa nhà và đất đai của thị trấn.
Theo hãng thông tấn DPA, cảnh sát ước tính khoảng 50 người đã tham gia biểu tình hôm 17/1 gần mỏ than tại Luetzerath.
Các nhà hoạt động nhấn mạnh tầm quan trọng mang tính biểu tượng của Luetzerath trong nhiều năm, đồng thời biểu tình kêu gọi chính phủ ngừng ngay việc sử dụng than để sản xuất điện.
Khi cảnh sát bắt đầu cố gắng di dời họ để các thiết bị phá dỡ hoạt động, một số người đã từ chối. Một số người biểu tình xô xát với cảnh sát.
Cảnh sát huy động lực lượng để di dời người biểu tình ra khỏi khu vực mỏ và tạm giữ một số để xác định danh tính. Hình ảnh từ hiện trường cho thấy Thunberg là một trong những người bị cảnh sát di dời.
Trước đó, cảnh sát và RWE hôm 11/1 bắt đầu trục xuất những người biểu tình khỏi Luetzerath, dỡ bỏ rào chắn, chặt hạ nhà trên cây và san bằng các tòa nhà.
RWE đã được phê chuẩn phá bỏ ngôi làng để mở rộng một mỏ than lộ thiên và khai thác than nâu ở thị trấn này vào năm ngoái.
Khu vực xung quanh làng Lutzerath rất nhiều than nâu, loại than gây ô nhiễm nhất. Khu mỏ rộng hơn 35 km2 là nơi sản xuất khoảng 25 triệu tấn than nâu mỗi năm.
Cảnh sát tạm giữ nhóm hoạt động môi trường biểu tình tại bang North Rhine-Westphalia hôm 17/1. Ảnh: DPA. |
Chính phủ Đức từng cam kết thực hiện kế hoạch từ bỏ than đá vào năm 2030 ở North Rhine-Westphalia, bang có mỏ than Garzweile. Công ty năng lượng RWE và chính quyền bang cũng đã đồng ý hạn chế mở rộng mỏ than, đồng thời từ bỏ kế hoạch xóa sổ năm làng để phục vụ khai thác than.
Tuy nhiên, khi xung đột Ukraine nổ ra, kéo theo khủng hoảng năng lượng, RWE nói rằng tình cảnh hiện tại buộc Đức phải khai thác than nâu ở Lutzerath.
Khu vực xung quanh làng Lutzerath rất nhiều than nâu, loại than gây ô nhiễm nhiều nhất. Khu mỏ rộng hơn 35 km2 là nơi sản xuất khoảng 25 triệu tấn than nâu mỗi năm.
Những cuốn sách hay về biến đổi khí hậu
“Những kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu”, “Băng - Những câu chuyện ly kỳ từ một thế giới đang dần biến mất”, “Thảm họa khí hậu - Chúng ta đã có gì và làm gì để ứng phó?”,... nằm trong số những cuốn sách giúp độc giả có cái nhìn trực diện và bao quát hơn khi nói đến vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu.
Độc giả có thể xem thêm tại đây.