Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

GrabFood làm được gì nhờ 'bệ phóng' hệ sinh thái Grab?

Với nền tảng đối tác tài xế rải khắp cả nước của Grab, GrabFood đang dần khẳng định vị thế và đưa ra nhiều chiến lược phát triển để thực hiện tham vọng dẫn đầu thị trường.

Chính thức triển khai trên thị trường từ tháng 6/2018, đến nay GrabFood đã trở thành dịch vụ giao thức ăn trực tuyến được nhiều người lựa chọn. Theo khảo sát mới được thực hiện vào tháng 1 của Kantar TNS, 68% đáp viên tại Hà Nội và TP.HCM cho biết dùng GrabFood nhiều nhất.

Sau hơn 8 tháng ra mắt thị trường Việt Nam, GrabFood nhanh chóng mở rộng ra 15 tỉnh thành. Tân binh này cũng trở thành ứng dụng gọi món có mức tăng trưởng nhanh, tăng gấp 25 lần trong 8 tháng; đối tác kinh doanh tăng 10 lần. Để đạt được điều này, GrabFood không thể bỏ qua hậu thuẫn từ bệ phóng Grab.

Đối với một dịch vụ giao nhận thức ăn, đội ngũ shipper đóng vai trò then chốt trong việc vận hành, trao đổi mua bán giữa chủ quán và người dùng. Grab sở hữu lợi thế tài xế đông đảo trở thành bàn đạp cho GrabFood tiến nhanh ra nhiều tỉnh thành. Với hơn 175.000 đối tác tài xế, chủ yếu là GrabBike, cộng thêm lựa chọn giao thức ăn được tích hợp trên ứng dụng giúp GrabFood không mất quá nhiều thời gian để giải quyết bài toán chiêu mộ đối tác, nguồn nhân lực.

ung dung giao hang anh 1
GrabFood có sẵn lời giải về đội ngũ shipper từ lực lượng tài xế hai bánh.

Bên cạnh đó, thế mạnh nền tảng công nghệ với dữ liệu khách hàng rộng trong 5 năm hoạt động giúp GrabFood phân tích, định hướng và nắm bắt được sở thích của người dùng, mang đến trải nghiệm liền mạch và cá nhân hoá. Đó là tính năng đề xuất danh sách nhà hàng, chat trực tiếp với tài xế và trong tương lai có thể thanh toán không dùng tiền mặt như các dịch vụ khác của Grab.

Bà Demi Yu, Giám đốc khu vực GrabFood, phụ trách Thái Lan, Malaysia, Philippines và Việt Nam, nhận định: “Công nghệ phân tích dữ liệu cho phép chúng tôi hiểu rõ sở thích ẩm thực của từng khách hàng Việt Nam, để mang đến trải nghiệm nhanh chóng và thông minh nhất”.

Hệ sinh thái Grab còn tạo ra sự hợp tác “đôi bên cùng có lợi” cho các đối tác nhà hàng, quán ăn và tài xế khi tham gia vào GrabFood. Kể từ khi có dịch vụ này, thu nhập của các đối tác tài xế GrabBike tăng 26%, biên lợi nhuận đối tác nhà hàng, quán ăn cũng tăng 300% trong vòng 2-3 tháng.

ung dung giao hang anh 2
GrabFood hợp tác với nhiều đối tác nhà hàng uy tín nhằm đa dạng hóa lựa chọn cho khách hàng.

Mới đây, hãng nghiên cứu thị trường Gcomm cho biết 98% người dùng hài lòng khi đặt món trên GrabFood, đặc biệt là ở tốc độ giao hàng. Với thời gian giao hàng trong 25 phút, mức độ hài lòng trên của người dùng dành cho GrabFood là hoàn toàn hợp lý.

Bên cạnh tốc độ giao, việc triển khai mạng lưới nhà hàng, quán ăn cũng được GrabFood tăng cường mở rộng, nhằm mang đến nhiều lựa chọn hơn. Cụ thể, chiến lược hợp tác cùng McDonald’s - hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh nổi tiếng toàn cầu, là điểm nổi bật. Năm nay, GrabFood sẽ nối dài danh sách đối tác để thực hiện mục tiêu trở thành ứng dụng gọi món quy mô nhất thị trường. Bên cạnh đó, chương trình “Món độc quán quen” tiếp tục phát triển với các món ăn độc quyền đang được yêu thích trên ứng dụng.

Khi được hỏi về kỳ vọng chất lượng của GrabFood trong năm nay, chị Như Phương, nhân viên văn phòng (phường Tân Định, quận 1, TP.HCM) chia sẻ: “Là khách hàng trung thành của GrabFood trong năm qua với mức độ sử dụng khoảng 4-5 lần/tuần, tôi hy vọng GrabFood sẽ có nhiều sự lựa chọn về món ăn hơn. Đồng thời, ứng dụng tăng cường các chương trình khuyến mãi hấp dẫn”.

Giang Di Linh

Bạn có thể quan tâm