Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Google trả tiền nội dung cho một số hãng tin Australia, Brazil và Đức

Google bắt đầu trả tiền cho một số hãng tin ở Australia, Brazil và Đức cho nội dung chất lượng cao và dự kiến sẽ làm tương tự với nhiều hãng tin khác để giải quyết mâu thuẫn.

Trong nhiều năm, gã khổng lồ trong làng công nghệ Mỹ đã cố gắng né các yêu cầu trả tiền từ các hãng tin trên thế giới cho việc sử dụng nội dung.

"Hôm nay, chúng tôi thông báo một chương trình cấp phép để thanh toán cho các nhà xuất bản vì nội dung chất lượng cao sẽ ra mắt vào cuối năm nay", Brad Bender, Phó chủ tịch của Google về mảng tin tức, viết trên blog hôm 25/6 theo Reuters.

google tra tien noi dung anh 1Giao diện tìm kiếm của Google.

"Chúng tôi sẽ bắt đầu với vài hãng tin ở một số nước trên thế giới, và nhiều nước khác sau đó", ông nói.

Sản phẩm mới này sẽ có mặt trên Google News (Tin tức) và Discover (Khám phá). Bender nói rằng Google cũng sẽ đề nghị trả tiền đối với các bài báo phải trả tiền trên trang web của hãng tin nếu có, cho phép người dùng có trải nghiệm truy cập miễn phí.

Các báo được trả tiền là Der Spiegel, Frankfurter Allgemeine Zeitung, Die Zeit và Rheinishche Post của Đức; Schwartz Media, The Conversation và Solstice Media của Australia; Diarios Associados và A Gazeta của Brazil.

Chính quyền Pháp đã yêu cầu Google trả tiền cho các nhà xuất bản Pháp vì sử dụng nội dung của họ hồi tháng tư. Trong khi đó, Australia cho biết họ sẽ buộc công ty và Facebook chia sẻ doanh thu quảng cáo với các nhóm truyền trông địa phương.

Báo chí và cuộc chiến không cân sức với Facebook và Google

Trong cả thập kỷ, Facebook và Google độc quyền thâu tóm doanh thu quảng cáo, đăng lại tin bài của báo chí mà không trả tiền, đẩy báo chí thế giới vào khủng hoảng tồn vong.

Australia sẽ buộc Google, Facebook trả tiền khi dùng nội dung báo chí

Australia ngày 20/4 tuyên bố sẽ buộc Google, Facebook trả tiền để dùng nội dung từ báo chí - động thái bước ngoặt để bảo vệ báo chí truyền thống khỏi các gã khổng lồ công nghệ.

Việt Linh Nguyễn

Bạn có thể quan tâm