Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Goldman Sachs: Kinh tế Ấn Độ có thể vượt Mỹ sau hơn 50 năm nữa

Goldman Sachs tin rằng đến năm 2075, Ấn Độ có thể vượt Nhật Bản và Đức, thậm chí cả Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. 

Hiện tại, Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới, đứng sau Đức, Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ.

Theo CNBC, ngân hàng đầu tư Goldman Sachs (Mỹ) tin rằng ngoài dân số vượt Trung Quốc, Ấn Độ còn đang tiến rất nhanh về đổi mới và công nghệ, đầu tư và năng suất lao động tăng cao.

"Trong vòng 2 thập kỷ tới, tỷ lệ phụ thuộc của Ấn Độ sẽ nằm trong số thấp nhất khu vực", ông Santanu Sengupta - chuyên gia kinh tế học về Ấn Độ tại Goldman Sachs - nhận định. Tỷ lệ này được đo bằng số người phụ thuộc trên tổng dân số trong độ tuổi lao động.

Mức đóng góp của các quốc gia vào tăng trưởng GDP toàn cầu giai đoạn 2023-2028
Dữ liệu: IMF
Nhãn Trung Quốc Ấn Độ Mỹ Indonesia Đức

% 22.6 12.9 11.3 3.6 2.1

Tiềm năng lớn

Ông chỉ ra rằng chìa khóa của Ấn Độ là thúc đẩy người dân tham gia vào lực lượng lao động. Vị chuyên gia dự báo trong vòng 20 năm tới, tỷ lệ phụ thuộc của Ấn Độ sẽ nằm trong nhóm thấp nhất của các nền kinh tế lớn.

"Đó thực sự là cơ hội để Ấn Độ đạt được mục tiêu thiết lập năng lực sản xuất, tiếp tục phát triển dịch vụ và cơ sở hạ tầng", ông nhấn mạnh.

Trên thực tế, một nền kinh tế sẽ không thể phát huy hết tiềm năng nếu phụ nữ đóng góp quá ít vào tăng trưởng.

Đó thực sự là cơ hội để Ấn Độ đạt được mục tiêu thiết lập năng lực sản xuất, tiếp tục phát triển dịch vụ và cơ sở hạ tầng.

Ông Santanu Sengupta - chuyên gia kinh tế học về Ấn Độ tại Goldman Sachs

Tại Ấn Độ, cứ 5 phụ nữ mới có 1 người có việc làm chính thức. Đây là một trong những tỷ lệ thấp nhất thế giới. Trong khi đó, tỷ lệ của Trung Quốc gần gấp đôi con số đó, cao hơn mức trung bình của Mỹ và trên thế giới.

Chừng nào phụ nữ vẫn chưa được gia nhập vào lực lượng lao động chính thức, họ sẽ không thể tham gia vào những khu vực năng suất nhất, trong các ngành công nghiệp và dịch vụ.

Ngoài ra, tốc độ gia tăng tỷ lệ cư dân thành thị, cùng với việc tạo ra các việc làm chất lượng, đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng của Ấn Độ.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, đến năm 2040, Ấn Độ sẽ bổ sung 270 triệu người vào dân số thành thị. Sự thay đổi đã được thể hiện ở các siêu đô thị của nước này.

Các tòa nhà chung cư mới đang mọc lên rải rác ở Delhi. Giới nhà giàu nước này đang tăng cường đầu tư vào bất động sản. Mới đây, một chủ đầu tư đã thu về 1 tỷ USD chỉ trong 3 ngày, nhờ bán những căn hộ cao cấp ở Gurugram - một trong các thành phố vệ tinh của Ấn Độ.

Nhưng các dịch vụ công cộng ở nước này vẫn còn nghèo nàn. Ông Yukon Huang - thành viên cấp cao tại Tổ chức Hòa bình Quốc tế Carnegie - cho rằng Ấn Độ có thể học hỏi từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Hai quốc gia này đã giúp các thành phố của mình trở nên hiện đại với nhiều tiện ích.

“Trong 4 thập kỷ qua, tốc độ đô thị hóa tăng gấp bốn lần tương quan với sự gia tăng năng suất lao động ở cả 2 quốc gia", ông bình luận.

Kinh tế Ấn Độ sẽ tăng trưởng ngoạn mục?

Ngoài ra, để quá trình đô thị hóa mang lại hiệu quả kinh tế, cần phải đầu tư cơ sở hạ tầng trên quy mô lớn.

Về mặt công nghệ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của Ấn Độ thuộc nhóm tiên tiến nhất thế giới. Chỉ trong vài năm, hầu hết mọi người Ấn Độ đều được cấp số định danh duy nhất, được đặt tên là Aadhaar, tích hợp mọi thứ từ tài khoản ngân hàng, bảo hiểm xã hội đến hợp đồng thuê nhà.

Theo Goldman Sachs, sự tiến bộ về công nghệ và đổi mới cũng đóng góp lớn vào quá trình tăng trưởng của Ấn Độ.

Theo Nasscom - hiệp hội thương mại phi chính phủ của Ấn Độ, doanh thu ngành công nghệ của Ấn Độ sẽ tăng thêm 245 tỷ USD vào cuối năm 2023.

Báo cáo của Nasscom chỉ ra rằng sự tăng trưởng đó sẽ đến từ công nghệ thông tin, quản lý quy trình kinh doanh và các dòng chảy sản phẩm phần mềm.

Ngoài ra, Goldman dự đoán đầu tư vốn sẽ là một động lực quan trọng khác cho sự tăng trưởng của Ấn Độ.

Bên cạnh Goldman Sachs, S&P Global và Morgan Stanley cũng dự đoán Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 vào năm 2030.

GDP quý I của Ấn Độ tăng 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa dự đoán 5% của Reuters. Tăng trưởng cả năm của đất nước được dự báo sẽ đạt 7,2%.

Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...

Giới nhà giàu ồ ạt mua nhà ở Dubai

Thị trường nhà ở xa xỉ tại Dubai đang rất sôi động. Giới nhà giàu từ châu Âu, Nga, Trung Quốc đến Ấn Độ đang đổ về thành phố, đẩy giá bất động sản tăng phi mã.

Singapore là thành phố đắt đỏ nhất với giới nhà giàu

Singapore vừa vượt qua Thượng Hải và trở thành thành phố đắt đỏ nhất cho cuộc sống thượng lưu. Giá thuê nhà và chi phí sinh hoạt tại nước này đều ở mức cao.

Thảo My

Bạn có thể quan tâm