Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giữa căng thẳng với Trung Quốc, Ấn Độ giục Nga giao tên lửa S-400

Ấn Độ đang hối thúc Nga chuyển giao hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 trong bối cảnh căng thẳng biên giới với Trung Quốc leo thang.

Quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đang củng cố lực lượng dọc theo biên giới tranh chấp trên dãy Himalaya, sau khi binh sĩ 2 nước có cuộc đụng độ tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ vào tuần trước.

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh đã có chuyến thăm tới Moscow trong tuần này để hối thúc Nga, nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Ấn Độ, tăng tốc độ chuyển giao hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 mà New Delhi đã đặt mua trước đó, South China Morning Post dẫn nguồn tin truyền thông Ấn Độ cho biết.

Cang thang bien gioi Trung - An anh 1

Ấn Độ đang giục Nga chuyển giao S-400. Ảnh: AFP.

Theo các nhà quan sát, sự kết hợp giữa S-400 với máy bay chiến đấu được thiết kế để chiến đấu ở độ cao lớn của Ấn Độ sẽ là một mối đe dọa lớn với quân đội Trung Quốc.

Ấn Độ dự kiến sẽ tiếp nhận hệ thống tên lửa trong hợp đồng trị 5,2 tỷ USD vào tháng 12/2021, nhưng đã bị hoãn lại vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều sở hữu hệ thống tên lửa phòng không S-300, phiên bản cũ và năng lực kém hơn của S-400.

Trung Quốc đã được chuyển giao hệ thống S-400 với lô hàng cuối cùng vào cuối năm 2018. Collin Koh, nhà nghiên cứu tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore, nhận định rằng căng thẳng biên giới gia tăng giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã thúc đẩy New Delhi tăng cường phòng thủ trên không phù hợp với Bắc Kinh.

Moscow tuyên bố S-400 là hệ thống phòng thủ tiên tiến có thể phát hiện và bắn hạ các mục tiêu bao gồm máy bay, phương tiện không người lái và tên lửa đạn đạo với cự ly tới 600 km, độ cao từ 10 - 27.000 m.

Trung Quốc đã tăng cường kho vũ khí kể từ khi căng thẳng biên giới gia tăng sau vụ đụng độ ở Doklam năm 2017.

Liang Guoliang, chuyên gia quân sự tại Hong Kong, nói rằng S-400 có thể phát hiện và bắn hạ các máy bay chiến đấu như J-10 và J-11 của Trung Quốc, nhưng không thể đối phó với máy bay chiến đấu tàng hình J-20 và vũ khí khác.

Vị này tự tin cho rằng S-400 không thể bắn hạ tên lửa hành trình tấn công mặt đất DF-10, hoặc tên lửa siêu vượt thanh DF-17. Đóng góp lớn nhất của S-400 là bảo vệ khu vực gần thủ đô New Delhi nếu chiến tranh xảy ra.

Tuy nhiên, Song Zhongping, một nhà bình luận quân sự ở Hong Kong, cho biết việc Ấn Độ tiếp nhận S-400 sẽ gây ra mối đe dọa lớn cho quân đội Trung Quốc. Hệ thống S-400 có tầm bắn xa và chính xác, trong khi tiêm kích Su-30MKI do Nga sản xuất và trực thăng tấn công AH-64D Apache của Mỹ (hai loại máy bay Ấn Độ đã mua - PV) đều được thiết kế cho chiến đấu trên vùng núi cao và không thể đánh giá thấp chúng.

Ông Song cho biết quân đội Ấn Độ có nhiều kinh nghiệm chiến đấu trên khu vực cao nguyên, trong khi quân đội Trung Quốc không tham gia trận chiến như thế trong nhiều thập kỷ.

Ấn Độ và TQ duyệt binh sát nhau trên Quảng trường Đỏ sau vụ đụng độ

Giữa lúc căng thẳng leo thang, quân đội và bộ trưởng quốc phòng cả hai nước Ấn Độ và Trung Quốc vẫn đến Nga, cùng tham gia duyệt binh Ngày Chiến thắng trên Quảng trường Đỏ.

Straits Times: Lính Ấn Độ có thể nổ súng trong tranh chấp với TQ

Giới chức quân sự Ấn Độ được cho là đã bật đèn xanh cho binh sĩ đồn trú ở vùng biên giới với Trung Quốc có thể nổ súng trong những hoàn cảnh đặc biệt.

Trung Hiếu

Bạn có thể quan tâm