Theo ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Tập đoàn Masan, nền kinh tế toàn cầu đang hội nhập, vấn đề quan trọng là chuỗi cung ứng và tạo năng lực cạnh tranh cho chuỗi này. Việt Nam xuất khẩu nông sản rất lớn, tuy nhiên, hạ tầng của chuỗi cung ứng và phân phối luôn là trở ngại. |
Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO Vietjet Air, đưa ra nhiều kiến nghị về cải thiện hạ tầng giao thông, giáo dục đào tạo cũng như cần sự thúc đẩy mạnh ở khu vực kinh tế tư nhân. |
Chủ tịch của Thaco, tỷ phú Trần Bá Dương, cho rằng để nền kinh tế tiến xa, người Việt cần có tư duy kỹ thuật, sáng tạo, cải tiến, làm việc với tinh thần tỉ mỉ, kỷ luật và có tính tuân thủ cao. |
Chủ tịch TPBank Đỗ Minh Phú mong muốn doanh nghiệp cần được tiếp cận bình đẳng các nguồn lực, và được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Doanh nghiệp cũng cần được trao cơ hội một cách bình đẳng. |
Ông Dương Công Minh đánh giá cao việc canh tác cây mắc ca khi đây là loại cây trồng vừa là cây rừng, cây nông nghiệp, cây công nghiệp và cây có lợi cho môi trường. Bên cạnh đó, đây cũng là loại cây xóa đói giảm nghèo, phục vụ mục tiêu an sinh xã hội và an ninh quốc phòng. Chủ tịch Sacombank nhận định việc cần làm là tạo cơ chế tốt cho người dân để đầu tư vào cây trồng này. |
Bà Thái Hương, Chủ tịch TH True Milk, nhận định phải có ngành nông nghiệp xanh, sạch, hữu cơ, với một thế hệ doanh nhân hướng tới phát triển bền vững, các sản phẩm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe con người để người Việt có một nền tảng vững chắc về trí tuệ và sức khỏe. |
Chủ tịch VinaCapital Don Lâm đề nghị Chính phủ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trong bối cảnh các tập đoàn lớn đến đầu tư vào Việt Nam rất muốn các lãnh đạo rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục. |
Để thúc đẩy kinh tế từ nay tới 2045, ông Dominic Scriven, Chủ tịch Dragon Capital, cho rằng Việt Nam nên tập trung ngay bây giờ vào 3 vấn đề: Thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Các vấn đề này bao gồm biến đổi khí hậu, phát triển cơ sở hạ tầng cho TP.HCM và đẩy mạnh phổ biến kiến thức về tài chính cho người dân Việt Nam. |