Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giới chức Lầu Năm Góc cay đắng khi thấy cảnh tượng ở sân bay Kabul

Dự đoán sai lầm của chính quyền Tổng thống Biden về diễn biến ở Afghanistan sau khi Mỹ rút quân đã khiến việc sơ tán đồng minh người Afghanistan của Mỹ chậm trễ.

Ngày 16/8, không khí ảm đạm bao trùm Lầu Năm Góc, nơi các quân nhân Mỹ bất lực nhìn cảnh hỗn loạn diễn ra tại sân bay Kabul. Họ chỉ trích tốc độ chậm chạp của chính quyền Joe Biden trong việc sơ tán những người Afghanistan là đồng minh của Mỹ đang lo sợ bị Taliban trừng phạt, theo AFP.

Một số người chỉ trích Bộ Ngoại giao, cơ quan có thẩm quyền duy nhất cấp thị thực cho các cựu thông dịch viên, nhân viên hỗ trợ quân sự khác của Mỹ và gia đình họ. Những người này đã chờ đợi hơn 2 tháng và đang sốt ruột cho tính mạng của chính họ.

“Tôi tuyệt vọng”

Các video bao trùm mạng xã hội cho thấy cảnh tượng hoảng loạn và sợ hãi ở sân bay Kabul. Đám đông cố chạy theo máy bay đang chạy trên đường băng để chuẩn bị cất cánh. Không ít người mạo hiểm hơn, bám víu vào bất kỳ chỗ nào có thể bám được trên máy bay một cách tuyệt vọng.

My cham so tan dong minh nguoi Afghanistan anh 1

Người Afghanistan chờ đợi trên máy bay tại sân bay Kabul để ra khỏi đất nước. Ảnh: AFP.

"Chúng tôi đã cảnh báo họ trong nhiều tháng trời", một quan chức quân đội giấu tên cho biết, đề cập đến mức độ cấp bách về việc cấp thị thực cho người Afghanistan là đồng minh của Mỹ.

"Tôi không tức giận, tôi tuyệt vọng. Chuyện này vốn đã có thể xử lý theo cách khác", một quan chức khác chia sẻ.

Giữa tháng 4, Tổng thống Biden quyết định rút tất cả quân Mỹ khỏi Afghanistan trước ngày 11/9, sau đó ông đã dời hạn chót sang ngày 21/8.

Bộ Ngoại giao đã chờ nhiều tháng mới thiết lập một hệ thống đặc biệt nhằm đưa các đồng minh của Mỹ rời khỏi Afghanistan an toàn.

Một quan chức Lầu Năm Góc khác nói với AFP rằng các nhà ngoại giao đã cố gắng đẩy nhanh quá trình cấp thị thực, nhưng quá trình này quá rườm rà và phức tạp trong tình hình cấp bách, khi mà Taliban ngày càng chiếm được nhiều thành phố, tỉnh lỵ.

Chính quyền ông Biden khi đó cho rằng Đại sứ quán Mỹ ở Kabul vẫn sẽ mở, và chính phủ Afghanistan sẽ giữ quyền kiểm soát đất nước ít nhất là trong vài tháng sau khi Mỹ rút quân, quan chức này nói.

My cham so tan dong minh nguoi Afghanistan anh 2

Các gia đình Afghanistan chờ đợi ở sân bay Kabul để được sơ tán khỏi đất nước. Ảnh: AFP.

Sự chậm trễ của Bộ Ngoại giao

Ngay sau khi Tổng thống Biden tuyên bố rút quân, Lầu Năm Góc cho biết họ đang chuẩn bị cho một cuộc sơ tán hàng loạt.

Tuy nhiên, mãi cho đến giữa tháng 6, chính quyền Mỹ vẫn chưa xem việc sơ tán và ưu tiên cấp thị thực đặc biệt cho người Afghanistan là điều cần thiết. Quá trình cấp thị thực đặc biệt này có thể kéo dài đến hai năm.

Chỉ đến cuối tháng 6, Nhà Trắng mới đưa ra khả năng sơ tán các thông dịch viên người Afghanistan trước khi kết thúc đợt rút quân, yêu cầu sự giúp đỡ của Lầu Năm Góc.

Sau đó, một bộ phận phụ trách xử lý khủng hoảng đã được thành lập để tổ chức tiếp nhận những người tị nạn Afghanistan đến các căn cứ của Mỹ, trong khi chờ đợi được cấp thị thực.

Khi được hỏi trong một cuộc họp báo hôm 16/8 về việc trì hoãn hơn hai tháng từ khi tuyên bố rút quân đến khi thành lập cơ quan xử lý khủng hoảng, giám đốc Garry Reid nhấn mạnh rằng Lầu Năm Góc chỉ có thể hành động với "sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao”.

My cham so tan dong minh nguoi Afghanistan anh 3

Nhiều người Afghanistan không được cấp thị thực kịp thời để rời khỏi đất nước. Họ chỉ có thể vội vã đến sân bay Kabul với hy vọng được sơ tán khi Tabliban kiểm soát thủ đô. Ảnh: AFP.

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Ned Price nói rằng khi chính quyền nhận thấy tình hình "đang diễn biến nhanh chóng", họ đã khởi động Chiến dịch Đồng minh tị nạn.

Ông mô tả chiến dịch này là “một nỗ lực khổng lồ của Mỹ, không những xử lý và cấp thị thực cho những người nhập cư đặc biệt từ Afghanistan, mà còn thực sự đưa họ đến Mỹ bằng một chiến dịch không vận lớn”.

Ông cho biết tính đến nay đã có 2.000 người Afghanistan được đưa đến Mỹ qua đường hàng không.

Phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby cho biết nhóm hành động của họ đã bắt đầu làm việc kể từ tháng 7.

Ông nói thêm: “Hồi mùa xuân, chính Bộ trưởng Quốc phòng (Lloyd Austin) đã nói về vấn đề của các thông dịch viên và biên dịch viên (ở Afghanistan), và chúng tôi biết mình có nghĩa vụ thiêng liêng đối với họ”.

"Nhiều người trong chúng tôi đã dành thời gian ở Afghanistan trong những năm qua và cảm thấy có mối liên hệ sâu sắc với các sự kiện hiện tại. Chúng tôi đang tập trung vào việc sơ tán người Mỹ và Afghanistan một cách an toàn nhất", tướng Hank Taylor, người đứng đầu bộ phận phụ trách hậu cần của quân đội Mỹ, nói trong buổi họp báo ngày 16/8.

Đám đông chen lấn lên máy bay ở Kabul Vào sáng 16/8, sân bay ở Kabul, Afghanistan rơi vào hỗn loạn khi đám đông chen lấn để tìm cách lên máy bay sau khi Taliban tràn vào thủ đô.

Cách tiếp cận lạnh lùng của ông Biden với Afghanistan

Tổng thống Joe Biden nổi tiếng là con người của sự đồng cảm, nhưng thái độ của ông đối với tình hình tại Afghanistan lần này lại thể hiện một sự lạnh lùng hiếm thấy.

Cuộc tháo chạy khỏi Afghanistan từ bức ảnh chụp trong máy bay Mỹ

Hàng trăm người ngồi chen chúc trên máy bay vận tải C-17 của Mỹ trong nỗ lực tuyệt vọng để chạy trốn khỏi Afghanistan. Hai người đã rơi xuống đất khi cố gắng bám lên máy bay.

Malala len tieng hinh anh

Malala lên tiếng

0

Malala Yousafzai, người từng bị Taliban ở Pakistan bắn vào đầu năm 2012, kêu gọi Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nhà lãnh đạo quốc tế bảo vệ người dân Afghanistan.

Hồng Ngọc

Theo AFP

Bạn có thể quan tâm