Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Gieo trồng những bông hoa trong khu vườn tâm trí

Cuốn sách này viết về cách tăng cường sức mạnh nội tại, gieo trồng những bông hoa trong khu vườn tâm trí để có thể lập trình hạnh phúc.


Hãy hình dung tâm trí bạn như một khu vườn. Bạn có thể đơn giản là ở cùng nó, nhìn ngắm các thảm cỏ và hoa, không cần phải phán xét hay thay đổi gì cả. Hoặc là, bạn có thể nhổ vài cọng cỏ bằng cách giảm bớt một số cái tiêu cực trong đầu mình. Hoặc bạn còn có thể trồng thêm hoa bằng cách tăng thêm điều tích cực trong tâm mình.

Về cơ bản bạn có thể quản lý tâm trí mình theo ba cách chính: để nó diễn ra như thế, buông bỏ, tiếp nhận. Quyển sách này viết về cách thứ ba, gieo trồng sức mạnh nội tại, gieo trồng những bông hoa trong khu vườn tâm trí. Để giúp bạn làm được điều này hiệu quả nhất, tôi muốn liên hệ nó với hai cách thức tiếp cận tâm trí.

Ở cùng tâm trí của mình

Hãy để tâm trí của ta như vậy, đơn giản chỉ cần quan sát trải nghiệm của mình, cho phép bản thân khuây khỏa và nhìn toàn cảnh, như thể bạn bước ra khỏi màn hình chiếu phim và quan sát mọi thứ từ đằng sau cách đó hai mươi hàng ghế.

Để cho dòng ý thức chạy tự do có thể giúp bạn ngừng đuổi theo những điều dễ chịu cũng như thôi vật vã với những thứ khó chịu. Bạn có thể trải nghiệm đời sống của mình với niềm hứng thú và (mong là) với sự tử tế với bản thân, và có thể kết nối với các tầng lớp mềm mại hơn, dễ bị tổn thương hơn và hẳn là non nớt hơn bên trong tâm trí mình. Khi xét đến khả năng nhận thức có tính chấp nhận và bớt tính phản ứng thụ động thì suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực của ta đôi lúc có thể tan ra ngay lập tức như sương sớm trong một ngày đầy nắng.

gieo trong hanh phuc anh 1

Làm việc với tâm trí

Nhưng mà chỉ ở cùng với tâm trí thôi chưa đủ. Bạn còn cần phải làm việc với nó, tạo ra các nỗ lực khôn ngoan, nhổ cỏ và trồng hoa. Chỉ thuần quan sát căng thẳng, lo âu, bực dọc hay một tâm trạng buồn bã sẽ không đào được tận gốc những vấn đề này. Như bạn sẽ thấy trong chương tiếp theo, não ta tiến hóa để học hỏi rất tốt từ các trải nghiệm tiêu cực, và nó lưu trữ chúng trong các cấu trúc thần kinh bền vững.

Cũng vậy, chỉ ở đó với tâm trí sẽ không phát triển được lòng biết ơn, nhiệt huyết, lòng chân thật, tính sáng tạo hay nhiều sức mạnh nội tại khác. Các phẩm chất tinh thần này được đặt nền tảng trên các cấu trúc thần kinh sâu bên trong, chúng sẽ không nảy nòi và phát triển một cách tự thân. Thêm nữa, để có thể hoàn toàn ở đó cùng khu vườn tâm trí, bạn cần phải hợp tác với nó để phát triển các sức mạnh nội tại như sự bình tâm và năng lực tự soi chiếu để có thể giúp bản thân bạn cảm nhận toàn bộ cảm xúc của mình cũng như đối mặt với những góc tối bên trong ngay cả khi khó khăn nhất. Bằng không, mở lòng với trải nghiệm sẽ tựa như đang mở ra chiếc nắp hầm dẫn đến địa ngục.

Giữ tâm tỉnh thức

Bất kể là bạn đang để mọi chuyện như thế, đang buông bỏ hay đang tiếp nhận, hãy luôn tỉnh thức, đơn giản nghĩa là hiện diện trong khoảnh khắc hiện tại từng giây từng phút. Tự thân sự tỉnh thức vốn chỉ có quan sát, nhưng việc quan sát ấy có thể đi kèm nỗ lực có chủ đích hướng tới mục tiêu định hướng tâm trí ta theo hướng này hay hướng khác. Làm việc với tâm trí không mâu thuẫn với sự tỉnh thức. Thực tế là, bạn cần phải làm việc với tâm trí mình mới có thể dựng xây nên sức mạnh nội tại của sự tỉnh thức.

Hãy tỉnh táo với thế giới bên ngoài lẫn thế giới nội tâm của bạn, với cả sự vật sự việc xảy ra chung quanh lẫn cái cách bạn cảm nhận chúng. Tỉnh thức không đơn thuần chỉ là tự nhận thức bản thân. Khi leo núi đá, tôi cực kỳ ý thức về việc người bạn đồng hành hãm dây bảo hộ cho mình và luôn ngoái đầu tìm kiếm tôi đang ở tít bên dưới.

gieo trong hanh phuc anh 2

Bìa sách Lập trình hạnh phúc.

Hệ quả tự nhiên

Khi điều gì đó vất vả hay khó chịu xảy ra, khi một cơn bão ập tới khu vườn của bạn thì có ba cách vận động tâm trí của mình, giúp đem đến cho bạn một hệ quả từng bước hữu dụng. Đầu tiên, hãy ở đó với trải nghiệm của mình, quan sát và chấp nhận nó như bản chất của nó, cho dù đau đớn đến mức nào. Thứ hai, khi đến thời điểm có thể tính bằng giây với một cơn lo âu quen thuộc hay tính bằng tháng bằng năm khi mất đi một người thân yêu hãy bắt đầu buông bỏ những điều tiêu cực. Ví dụ, hãy thư giãn cơ thể mình để giảm bớt căng thẳng.

Thứ ba, một lần nữa khi đến thời điểm, sau khi đã giải tỏa một phần hay toàn bộ sự tiêu cực, hãy thay thế nó với điều gì đó tích cực. Ví dụ, bạn có thể nhớ đến lúc có ai đó trân trọng mình thì cảm giác như thế nào, và ở lại với trải nghiệm ấy chừng mười đến hai mươi giây.

Bên cạnh cảm giác tốt đẹp vào lúc đó, bước thứ ba này còn có các ích lợi lâu dài, vì khi bạn đang thu nhận các trải nghiệm tích cực vào trong thì bạn không chỉ đang trồng hoa trong tâm trí mình đâu. Bạn đang gieo trồng các luồng thần kinh mới trong não mình. Bạn đang lập trình hạnh phúc.

'Lập trình hạnh phúc' để sống tích cực

Thế nào là tích cực?

Với từ tích cực và tốt, ý tôi là những thứ dẫn đến hạnh phúc cũng như tạo ra lợi ích cho bản thân người đó và người khác. Tiêu cực và xấu nghĩa là những gì dẫn đến đau khổ và tổn hại. Tôi đang nói về mặt ngữ nghĩa thực dụng, không bàn trên khía cạnh đạo đức hay tín ngưỡng.

Trải nghiệm tích cực thường tạo cảm giác tốt đẹp. Bên cạnh đó, một số trải nghiệm gây cảm giác tồi tệ nhưng lại đưa đến kết quả tốt đẹp, cho nên tôi cũng gọi đó là tích cực. Ví dụ, cơn đau do vết bỏng trên tay khi chạm vào lò nóng, cơn lo âu khi không tìm thấy con ở công viên, và nỗi hối hận khiến ta quyết tâm cư xử cao thượng, có thể gây ra cảm giác khó chịu bây giờ nhưng sẽ có ích và giúp ta cảm thấy tốt hơn về sau.

Tương tự, trải nghiệm tiêu cực thường gây cảm giác tồi tệ. Cũng vậy, có những trải nghiệm tạo cảm giác tốt đẹp nhưng lại có hậu quả xấu, nên tôi cũng cho đó là tiêu cực. Sự hưng phấn sau ba cốc bia hay cảm giác trả đũa có được khi ngồi buôn chuyện về người vừa đối xử tệ với bạn có thể tạo ra cơn khoái chí tạm thời, thế nhưng lợi bất cập hại bạn ạ! Những trải nghiệm như vậy làm ta dễ chịu tức thời nhưng sau đó thì rất tệ.

Bạn có thể quan tâm