Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giám đốc bệnh viện kiến nghị bỏ đấu thầu thuốc

"Các bác sĩ đang tốn nhiều công sức lo đấu thầu mua sắm thuốc thay vì tập trung chuyên môn khám chữa bệnh", theo Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương. Vì thế, bà đề nghị bỏ cơ chế này.

Trong cuộc làm việc với Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM về cơ chế tự chủ tài chính và đấu thầu mua sắm thuốc, sáng 7/10, Giám đốc Bệnh viện hùng Vương Hoàng Thị Diễm Tuyết đặt vấn đề: "Có nên nghĩ đến phương án bỏ đấu thầu thuốc để bác sĩ tập trung chuyên môn, chăm sóc người dân".

Lý giải về quan điểm trên, bà Tuyết nhìn nhận bác sĩ đào tạo là nhân viên y tế, chứ không đào tạo về kinh tế. Vì nhiệm vụ, đội ngũ y tế phải học rồi dẫn đến những sai sót thời gian qua và mất đi nhiều người tài.

Đồng thời, bà Tuyết đề xuất kê khai giá khi chưa bỏ được đấu thấu. Bà dẫn chứng mỗi chuyên khoa có những máy siêu âm 2D khác nhau, song chưa được kê khai đủ giá các loại máy. "Nếu chúng tôi áp giá đó thì khi có sai sót, người đấu thầu chịu hết", theo Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương.

dau thau thuoc anh 1

Buổi làm việc của Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM về cơ chế tự chủ tài chính và đấu thầu mua sắm thuốc, sáng 7/10. Ảnh: Ngọc An.

Bất cập nữa được bà Tuyết đề cập là giá thuốc tại các bệnh viện. Hiện giá thuốc bệnh viện mua vào bao nhiêu thì để lại cho bệnh nhân như vậy, trong khi quy trình cung ứng đòi hỏi nhiều thứ.

Khi giao quyền tự chủ tài chính cho bệnh viện, những phần lưu trữ, công nhân viên chia thuốc từ kho đem xuống đóng gói cho bệnh nhân, ghi hướng dẫn sử dụng thuốc... bệnh viện phải bù lỗ. Chưa kể thuốc lưu trữ trong kho cũng hao hụt, trong khi khung giá viện phí chưa được tính đúng tính đủ.

Với yêu cầu về thẩm định giá, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương đánh giá nhiều cơ sở thẩm định hiện đóng cửa do các vụ án. Việc tìm cơ quan thẩm định giá rất khó, hoặc có nhưng chưa đạt được mức tin cậy. Do đó, cần có đơn vị quản lý cơ quan thẩm định giá, không thể quay ngược lại truy trách nhiệm ngành y tế khi có chuyện.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Tăng Chí Thượng, giám đốc Sở Y tế TP.HCM, chia sẻ sau dịch Covid-19, ngành y tế có nhiều biến động nhân sự tại bệnh viện công lập nên cần có cơ sở pháp luật củng cố vấn đề này.

Với vấn đề xã hội hóa ngành y, ông Thượng ví von bằng hình ảnh đi máy bay để cho thấy người bệnh có hoàn cảnh nghèo hay giàu đều cần được hưởng lợi như nhau trong quá trình khám, chữa bệnh.

"Trên chiếc máy bay sẽ có người giàu, người nghèo. Chứ nếu người nghèo ngồi ở máy bay cũ, người giàu ngồi máy bay mới thì không ổn. Xã hội hóa là người giàu và nghèo đều ngồi trên máy bay hiện đại", ông Thượng nói.

Giám đốc Sở Y tế TP.HCM khuyến khích tư nhân xây dựng nhiều bệnh viện tư nhân để đáp ứng nhu cầu của người dân, thu hút đầu tư của tư nhân trong hoạt động khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh công lập. Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư của tư nhân trong hoạt động khám chữa bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước phải đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, bình đẳng.

Nhân viên bệnh viện dùng bảo hiểm y tế của người khác khám bệnh

Nhân viên khoa Dược Bệnh viện Quận 4 bị Thanh tra Sở Y tế TP.HCM phạt 4 triệu đồng vì dùng thẻ bảo hiểm y tế của người khác để khám, chữa bệnh, làm thiệt hại quỹ bảo hiểm y tế.

Ngọc An

Bạn có thể quan tâm