Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giải mã bí mật đàm phán hạt nhân Mỹ - Iran

Thông tin Mỹ và Iran đàm phán song phương về vấn đề hạt nhân sau bầu cử Tổng thống Mỹ đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ trong dư luận thế giới với nhiều nghi vấn cần giải đáp.

Giải mã bí mật đàm phán hạt nhân Mỹ - Iran

Thông tin Mỹ và Iran đàm phán song phương về vấn đề hạt nhân sau bầu cử Tổng thống Mỹ đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ trong dư luận thế giới với nhiều nghi vấn cần giải đáp.

Tin này có chính xác không?

Rất khó để xác minh tính xác thực về thông tin Mỹ và Iran đàm phán hạt nhân. Cả Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Iran đều phủ nhận một cách nhanh chóng và dứt khoát thông tin này. 

Một số người cho rằng, thông tin trên là không đáng tin cậy do thói quen mất niềm tin lẫn nhau giữa phương Tây và Iran khiến quan hệ ngoại giao song phương lâu nay vẫn gặp nhiều trở ngại. “Nhà Trắng không hài lòng về sự rò rỉ thông tin này, ban đầu xuất phát từ giới chức Iran và sau đó đến lượt các quan chức trong chính quyền Mỹ”, tờ Politico cho biết.

Theo phóng viên Laura Rozen của tờ Al-Monitor, người theo dõi thường xuyên các cuộc đàm phán hạt nhân của Iran, Times có thể đã “hiểu lầm”. Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad và Ngoại trưởng Ali Akbar Salehi “không có biểu hiện chân thành gì ngoài việc tỏ ra quan tâm đến các kênh đàm phán trực tiếp với Mỹ về vấn đề hạt nhân. Tờ New York Times đưa ra thông tin trên khi hiểu sai ý đồ của Iran”. Một lý do khác là, như Thượng nghị sĩ Lindsey O. Graham nhận định, đàm phán chỉ là “một mánh khoé của Iran” nhằm kéo dài thời gian để tiến hành hoạt động làm giàu uranium.

Liệu Iran và Mỹ có tiến hành đàm phán trực tiếp về vấn đề hạt nhân?

Nghi ngờ sự phủ nhận của Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Iran, nhiều người cho rằng, thông tin Mỹ và Iran sẽ tiến hành đàm phán hạt nhân là hoàn toàn đáng tin cậy. “Đàm phàn trực tiếp Mỹ - Iran về vấn đề hạt nhân là một trong những đàm phán cần thiết nhất hiện nay. Tuy nhiên đàm phán này sẽ diễn ra một cách bí mật tuyệt đối và vì thế nên chính phủ 2 nước nhanh chóng lên tiếng phủ nhận”, chuyên gia Paul Pillar, cựu nhân viên CIA nhận định. “Việc giữ bí mật là hết sức cần thiết vì cả 2 bên đang rơi vào thế há miệng mắc quai bởi những tuyên bố cứng rắn của chính họ trước đây cũng như sức ép từ những người muốn vấn đề trở nên khó khăn hơn”.

Nói cách khác, các chính trị gia Iran và Mỹ có thể “giết chết” bất cứ cuộc đàm phán công khai nào, vì thế giữ bí mật là điều cần thiết. Nhưng điều này không lý giải được vì sao hai bên lại nhất trí đàm phán vào thời điểm này khi giới lãnh đạo 2 nước đang gặp nhiều vấn đề cần giải quyết: Obama đang đối mặt với cuộc bầu cử tổng thống khó khăn và Ahmadinejad đang ngày càng mất dần ảnh hưởng ngay trong chính phủ của mình.

Một lý do nữa để tin là thông tin trên xuất phát từ tờ báo danh tiếng của nước Mỹ New York Times, vốn rất cẩn trọng trong việc đưa tin. Đồng tác giả của bài báo tiết lộ thông tin trên, Helene Cooper, phóng viên của tờ New York Times tác nghiệp thường trực tại Nhà Trắng cho biết, họ đã theo đuổi thông tin này kể từ khi Tổng thống Ahmadinejad đến tham dự cuộc họp ở Liên Hiệp Quốc hồi tháng 9 vừa rồi. Helene nói: “Phát biểu trước các phóng viên, ông ấy bắt đầu nói về việc Iran rất quan tâm đến việc đàm phán với Mỹ sau kỳ bầu cử tổng thống. Đây là điều mà chính quyền Obama đã theo đuổi trong nhiều năm gần đây. Họ vẫn để ngỏ về vấn đề này. Phía Iran vẫn chưa chắc chắn, họ vẫn đang nhùng nhằng”.

Ai tiết lộ tin này?

So với câu hỏi trước thì việc đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này còn khó khăn hơn nhiều. Không ai xác định được việc rò rỉ thông tin này nhằm mục đích gì. Họ muốn giúp đàm phán bằng cách chuẩn bị về mặt nhân sự? Họ muốn ngăn cản đàm phán diễn ra bằng cách thổi bùng sự phản ứng trong dư luận trong nước? Hay họ muốn dọn đường cho đàm phán vì vấn đề này đang chịu nhiều sức ép về tính hợp pháp?

Pillar nhận định: “Ban đầu người ta hoài nghi về việc rò rỉ thông tin là nỗ lực ngăn cản đàm phán song phương, nhưng giờ mọi ngờ vực chuyển theo hướng khác, theo đó, đây chính là chủ ý của chính phủ Mỹ nhằm dọn đường dư luận cho thỏa thuận đã đạt được này".

Cũng có ý kiến cho rằng, đây là chiêu bài chính trị để Tổng thống Obama tranh thủ sự ủng hộ của dư luận trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng với đối thủ Mitt Romney đang vào giai đoạn nước rút.

Câu hỏi ai tiết lộ thông tin và tại sao có thể sẽ chẳng bao giờ có câu trả lời. Tuy nhiên sự phức tạp cũng như sự khó khăn trong việc nhận ra ai là người hưởng lợi từ thông tin này một lần nữa cho thấy tính đa mặt trong vấn đề hạt nhân của Iran.

Tại sao diễn ra vào thời điểm này?

Lý do tại sao Iran lại đồng ý đàm phán vào thời điểm này có thể được hiểu như sau: Những biện pháp trừng phạt kinh tế do Mỹ phát động trong vài tháng gần đây đã khiến cho nền kinh tế Iran thiệt hại nặng nề. Giá trị đồng Rial của Iran lao dốc không phanh, lạm phát gia tăng khiến giá thực phẩm leo thang từng ngày.

Cựu giám đốc tình báo Israel Efraim Halevy nói với Laura Rozen: “Người dân Iran, từ tận đáy lòng, rất muốn tìm ra lối thoát. Các biện pháp trừng phạt thực sự đã phát huy hiệu quả. Họ đã bắt đầu thấm thía.Vì vậy, đàm phán với Mỹ tạm thời có thể giúp Iran thoát khỏi tình cảnh này”.

thanh hương

Theo Infonet

thanh hương

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm