Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

GDP Mỹ chỉ tăng 1,1% trong quý đầu 2023

Tăng trưởng GDP Mỹ chậm lại đáng kể trong quý đầu năm, giữa lúc lãi suất tăng và lạm phát cao ghìm chân hoạt động kinh tế.

Theo số liệu thống kê do Chính phủ Mỹ mới công bố, GDP nước này trong quý I/2023 đã tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước - giảm mạnh so với con số 2,6% trong quý IV/2022 và cũng thấp hơn đáng kể so với ước tính 2% của các nhà phân tích.

Theo trang tin CNBC, việc GDP của Mỹ tăng chậm lại đang cho thấy các tác động tiêu cực của lãi suất cao lên nền kinh tế nước này.

Tăng trưởng GDP thực tại Mỹ từ quý I/2019-I/2023

Nhãn I/2019 II/2019 III/2019 IV/2019 I/2020 II/2020 III/2020 IV/2020 I/2021 II/2021 III/2021 IV/2021 I/2022 II/2022 III/2022 IV/2022 I/2023

% 2.2 2.7 3.6 1.8 -4.6 -29.9 35.3 3.9 6.3 7 2.7 7 -1.6 -0.6 3.2 2.6 1.1

Báo cáo từ Bộ Thương mại Mỹ cũng cho thấy chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) - một thước đo lạm phát yêu thích của Fed - đã tăng 4,2% trong quý vừa qua, nhỉnh hơn một chút so với kỳ vọng 3,7%. Còn nếu không tính các sản phẩm dễ biến động như thực phẩm và năng lượng, con số này sẽ là 4,9% - cao hơn mức 4,4% trước đó.

Sau báo cáo này, chứng khoán Mỹ tăng mạnh kéo theo lợi suất trái phiếu Chính phủ cũng leo dốc. Lúc kết phiên, chỉ số Dow Jones đã tăng tới gần 300 điểm.

"Báo cáo cho thấy người dân vẫn chi tiêu bình thường dù giá cao hơn", bà Veronica Clark - chuyên gia kinh tế tại Citigroup - nhận định. Theo bà, nhìn chung thì áp lực lạm phát vẫn còn trong khi tăng trưởng GDP tổng thể chậm lại đôi chút, đây là dấu hiệu cho thấy nhu cầu vẫn mạnh và giá cả vẫn tăng.

Tuy nhiên, cũng giống như nhiều bên dự báo khác, Citigroup cho rằng kinh tế Mỹ rồi sẽ rơi vào suy thoái, nhưng thời điểm diễn ra vẫn còn chưa chắc chắn.

"Kinh tế Mỹ có vẻ như sẽ không lập tức rơi vào suy thoái và tôi nghĩ dữ liệu quý I đã củng cố cho quan điểm này, nhất là khi tiêu dùng vẫn còn mạnh", bà Clark giải thích.

Được biết, đà giảm tốc của GDP Mỹ trong quý này một phần xuất phát từ sự sụt giảm hàng tồn kho ở khu vực tư nhân, đồng thời cả sự giảm tốc của hoạt động đầu tư tài sản cố định (trừ nhà cửa).

Sự sụt giảm của khoản đầu tư hàng tồn kho thậm chí đã lấy mất 2,26 điểm phần trăm khỏi tăng trưởng GDP quý I, trong khi chi tiêu tiêu dùng cá nhân vẫn tăng 3,7% và xuất khẩu tăng 4,8%.

"Nền kinh tế Mỹ nhiều khả năng đã tới điểm uốn xuống khi tiêu dùng dần giảm tốc trong vài tháng gần đây", ông Jeffrey Roach - nhà kinh tế trưởng ở LPL Financial - cho hay. "Việc xem lại báo cáo GDP quý I/2023 có thể khiến thị trường hiểu sai. Đúng là người tiêu dùng vẫn chi tiêu bình thường trong những tháng trước đó, nhưng kể từ tháng 3, họ đã cắt giảm mạnh vì cảm thấy bi quan hơn về tương lai".

Trong một tin tức khác trên thị trường việc làm, tổng số đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần vừa qua tại Mỹ là 230.000 đơn - giảm 16.000 đơn so với tuần trước đó và thấp hơn một chút so với mức ước tính 249.000 đơn.

Euro suýt chạm đỉnh, kinh tế Mỹ đè nặng lên USD

Đồng euro tăng giá trong bối cảnh kinh tế Mỹ chịu nhiều sức ép, từ biến động ngành ngân hàng, bế tắc về trần nợ công đến cả rủi ro suy thoái.

Vì sao vé máy bay vẫn đắt hơn trước dịch

Khi đại dịch qua đi và các nền kinh tế mở cửa trở lại, một vấn đề mới đã xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Đó là giá vé máy bay quá đắt.

Hàn Quốc tránh được suy thoái khi tăng trưởng 0,3% trong quý đầu năm

Nền kinh tế Hàn Quốc đã tránh được suy thoái khi đạt tăng trưởng thấp trong quý đầu tiên, tuy nhiên, triển vọng vẫn mờ mịt bởi xuất khẩu đang yếu dần kể cả khi Trung Quốc mở cửa.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Hằng Nga

Bạn có thể quan tâm