Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Gaza đón sự trở lại của Vua Bibi bằng tên lửa

Cựu Thủ tướng Israel Benjamin đang tiến rất gần với việc trở lại lãnh đạo đất nước khi kết quả bầu cử cho thấy liên minh cầm quyền của ông giành đa số ghế tại quốc hội.

Cựu Thủ tướng Benjamin Netanyahu vẫy tay chào người ủng hộ sau khi thắng cử hôm 3/11. Ảnh: Reuters.

Theo kết quả bầu cử cuối cùng được công bố ngày 3/11, liên minh cánh hữu của ông Netanyahu đã giành 64 trong tổng số 120 ghế, trong đó 32 ghế đến từ đảng Likud do ông lãnh đạo, Al Jazeera cho hay. Điều này mở đường cho cựu Thủ tướng Israel trở lại lãnh đạo đất nước sau hơn một năm bị lật đổ.

Thủ tướng Israel sắp mãn nhiệm Yair Lapid hôm 3/11 đã gọi điện cho cựu Thủ tướng Benjamin Netanyahu để gửi lời chúc mừng về chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử của lãnh đạo phe đối lập.

Theo luật Israel, kết quả bầu cử chính thức phải được trình lên tổng thống trong vòng 8 ngày, tức trước ngày 9/11. Sau đó, tổng thống có một tuần để tham vấn với lãnh đạo các đảng nhằm chỉ định người sẽ đứng ra thành lập chính phủ. Người được chỉ định - nhiều khả năng là ông Netanyahu - sẽ có tối đa 28 ngày để lập chính phủ mới, theo Jerusalem Post.

Nếu ông Netanyahu chính thức thành thủ tướng, đây sẽ là nhiệm kỳ thứ ba ông lãnh đạo chính phủ, sau hai nhiệm kỳ năm 1996-1999 và năm 2009-2021.

Ngay sau thông tin ông đắc cử, quân đội Israel cho biết tên lửa đã được bắn từ Gaza về phía nước này hôm 3/11.

Quân đội xác nhận đây là vụ phóng đầu tiên kể từ cuộc xung đột kéo dài 3 ngày vào tháng 8 giữa Israel và nhóm Thánh chiến Hồi giáo Palestine (PIJ).

Nhà lãnh đạo giữa lằn ranh

Từ thời điểm năm 2016, ông Netanyahu liên tục vướng vào các cuộc điều tra tham nhũng, mà đỉnh điểm là vào năm 2019 - khi ông bị cáo buộc hối lộ, gian lận và gây mất lòng tin liên quan đến 3 vụ riêng biệt. Ông bị cáo buộc nhận quà từ giới doanh nhân giàu có và đã có những ưu ái để đổi lấy những lời nhận xét tích cực trên báo chí.

Ông đã phải hầu tòa vào tháng 5/2020, trở thành thủ tướng đương nhiệm đầu tiên phải đối mặt điều này. Dù vậy, điều đó đã không ảnh hưởng nhiều đến khả năng tranh cử của ông Netanyahu - người từng giữ chức thủ tướng lâu hơn bất kỳ ai trong lịch sử 74 năm của Israel và được gọi là "Vua Bibi", theo BBC.

cuu thu tuong israel netanyahu anh 1

Ông Netanyahu (phải) tại phiên tòa tháng 5/2020. Ảnh: Amit Shabi.

“Chúng tôi đã nhận lượng lớn sự tín nhiệm từ người dân Israel", ông nói với những người ủng hộ hôm 2/11 sau khi kết quả thăm dò cho thấy ông đang trên đà chiến thắng.

Ông phủ nhận mọi cáo buộc tại phiên tòa, song vụ việc cũng đã khiến xã hội nước này chia rẽ.

Theo Guardian, với những người ủng hộ, “Vua Bibi” là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, phải hứng chịu bất công từ những truy tố thiên vị. Với phe đối lập, ông đã coi thường hệ thống tư pháp và làm xói mòn lòng tin vào nhà nước pháp quyền, mở đường cho sự vươn lên của đồng minh là đảng Religious Zionit, một đảng cực hữu với lập trường phản đối bất kỳ việc nhượng bộ lãnh thổ nào.

Phiên tòa xét xử các cáo buộc với ông Netanyahu vẫn chưa có hồi kết. Ngoài ra, cựu thủ tướng Israel khẳng định không liên quan đến việc các đồng minh mới của ông đề xuất cải tổ bộ luật hình sự để giúp ông thoát khỏi phiên tòa.

“Trong hai nhiệm kỳ tại vị, ông Bibi thích liên minh với các đảng trung và trung tả, nhưng ông ấy đã tạo ra nhiều kẻ thù, cũng như đã phá vỡ nhiều lời hứa”, Eran Amsalem, phó giáo sư truyền thông tại Đại học Hebrew (Jerusalem), cho biết. “Ông ấy đã mắc kẹt với phe cực hữu, dù muốn hay không”.

Đường đến quyền lực

Sau 4 năm làm đại diện thường trực của Israel tại Liên Hợp Quốc ở New York, ông Netanyahu trở về Israel vào năm 1988. Ông từng bước giành được ghế trong đảng Likud ở Knesset (Quốc hội Israel), trở thành lãnh đạo đảng và sau đó là lần đầu trở thành thủ tướng vào năm 1996 - cũng là lãnh đạo trẻ tuổi nhất và là thủ tướng đầu tiên sinh sau năm 1948 - năm thành lập nhà nước Israel.

Ông thất cử vào năm 1999 trước lãnh đạo đảng Lao động Ehud Barak. Ông Netanyahu từ chức lãnh đạo đảng Likud - được kế nhiệm bởi cựu Thủ tướng Ariel Shron.

cuu thu tuong israel netanyahu anh 2

Ông Netanyahu (phải) từng là đội trưởng đội biệt kích tinh nhuệ Sayeret Matkal - lực lượng đặc nhiệm hàng đầu của quân đội Israel. Ảnh: GPO.

“Bibi” - tên thường dùng để gọi ông Benjamin Netanyahu - trở lại chính phủ vào năm 2001 và làm việc trên cương vị bộ trưởng Ngoại giao và bộ trưởng Tài chính. Ông từ chức vào 2005 để phản đối việc Israel rút khỏi Dải Gaza.

Thủ tướng tại vị lâu nhất

Khi ông Sharon tách khỏi đảng Likud và lập nên đảng trung dung Kadima. Ông Netanyahu một lần nữa trở thành lãnh đạo Likud, và có lần thứ hai làm thủ tướng vào tháng 3/2009.

Ông đã có quyết định bất ngờ khi đóng băng việc xây dựng khu định cư ở Bờ Tây trong 10 tháng, và đã trở lại đàm phán với người Palestine, nhưng thỏa thuận đã đổ vỡ vào cuối năm 2010.

Mặc dù ông công khai việc sẽ chấp nhận thành lập nhà nước Palestine có điều kiện, cựu thủ tướng Israel sau đó lại thay đổi sang lập trường cứng rắn. “Nhà nước Palestine sẽ không được thành lập như cách mọi người đang bàn tán. Nó sẽ không xảy ra”, ông nói với truyền thông Israel vào năm 2019.

Các cuộc tấn công từ Palestine và hoạt động quân sự của Israel đã đưa hai bên vào thế đối đầu quanh Dải Gaza. Trong 12 năm nắm quyền của ông Netanyahu (2009-2021), nơi đây đã xảy ra 4 cuộc xung đột lớn quanh Dải Gaza, trong khi các đảng đối lập không thể phế truất ông do các cuộc bầu cử bất phân thắng bại, cho đến tháng 6/2021, theo BBC.

Dự kiến trở lại nắm quyền, ông Netanyahu sẽ tiếp tục kéo dài thời gian tại vị của mình. Ông đang là thủ tướng tại vị lâu nhất Israel, với hơn 15 năm.

Quan hệ phức tạp với Washington

Dù Israel nhận sự hỗ trợ từ Mỹ trong xung đột tại Gaza, quan hệ giữa ông Netanyahu và cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama lại khá phức tạp. Quan hệ hai nhà lãnh đạo xấu đi khi trong chuyến thăm thủ đô Washington, D.C vào năm 2015, phát biểu trước Quốc hội Mỹ, nhà lãnh đạo Israel nói Mỹ đã có “thỏa thuận tồi tệ” khi đàm phán về chương trình hạt nhân Iran.

cuu thu tuong israel netanyahu anh 3

Ông Netanyahu có quan hệ tốt với ông Trump khi cả hai đang tại nhiệm. Ảnh: Times of Israel.

Quan hệ Israel - Mỹ chặt chẽ hơn dưới nhiệm kỳ cựu Tổng thống Donald Trump, và chỉ trong một năm nhậm chức, ông Trump đã công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. Hành động này đã dấy lên sự phẫn nộ tại các nước Arab - vốn ủng hộ lập trường của Palestine về vùng Đông Jerusalem.

Ông Netanyahu cũng đứng cùng phía với ông Trump trong lập trường với Iran, hoan nghênh việc nhà lãnh đạo Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran vào năm 2018.

Dù vậy, ông Trump đã chỉ trích cựu Thủ tướng Netanyahu là không trung thành, sau khi ông chúc mừng ông Joe Biden đắc cử tổng thống vào tháng 11/2020.

Hành trình đi để hiểu Trung Đông

Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách “Từ Beirut đến Jerusalem: Hành trình ‘đi để hiểu’ Trung Đông của một nhà báo Mỹ” của tác giả Thomas Friedman, do NXB Thế giới xuất bản năm 2014. Cuốn sách viết về những xung đột gay gắt ở Trung Đông, ghi lại những khoảnh khắc sống động và trải nghiệm sống còn mà tác giả từng trải qua khi chứng kiến những biến động lịch sử trong cuộc nội chiến của người dân Liban ở Beirut, cũng như lịch sử và diễn biến của cuộc xung đột giữa người Palestine và người Israel khi ở Jerusalem.

Tên lửa Israel san phẳng tòa nhà có văn phòng AP, Al Jazeera ở Gaza Cuộc không kích của Israel hôm 15/5 đã phá hủy hoàn toàn một tòa nhà cao tầng, nơi đặt trụ sở văn phòng của Al Jazeera và AP ở Dải Gaza.

Israel bị nã tên lửa từ Gaza sau khi ông Netanyahu đắc cử

Quân đội Israel cho biết tên lửa đã được bắn từ Gaza về phía nước này hôm 3/11 sau khi cựu Thủ tướng Benjamin Netanyahu được tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử tuần này.

Ông Netanyahu rộng đường tái xuất

Cựu Thủ tướng Benjamin Netanyahu đứng trước cơ hội giành lại vị trí lãnh đạo đất nước khi ông và các đồng minh đang nắm lợi thế trong cuộc bỏ phiếu bầu Quốc hội ở quốc gia Do thái.

Ong Trump doi khac hinh anh

Ông Trump đổi khác

0

Sau khi đắc cử nhiệm kỳ thứ hai, ông Donald J. Trump dường như càng tự tin hơn vào trực giác cá nhân và ngày càng tuỳ hứng trong việc xây dựng nội các.

Trần Hoàng

Bạn có thể quan tâm