Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Game show về ông bố bà mẹ tuổi teen gây tranh cãi ở Hàn

High School Mom And Dad bị chỉ trích vì nội dung xoay quanh các bậc cha mẹ trẻ tuổi. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng đây là chương trình ý nghĩa.

Kênh truyền hình MBN bắt đầu phát sóng một chương trình giải trí mới có tựa đề High School Mom And Dad vào ngày 6/3. Break News cho biết High School Mom And Dad là chương trình đầu tiên trong lịch sử phát sóng tại Hàn Quốc tập trung vào cuộc sống hàng ngày của những người làm cha mẹ ở tuổi học sinh trung học. Do đó, tin tức liên quan đến chương trình lập tức trở thành chủ đề được bàn tán rộng rãi ở các cổng thông tin và trang cộng đồng.

Chương trình lần đầu có trong lịch sử Hàn Quốc

Park Mi Sun, Haha và In Gyo Jin làm MC chính của chương trình. Đội ngũ sản xuất cho biết các MC sẽ lắng nghe những khó khăn trong việc nuôi dạy con cái của các thành viên High School Mom And Dad.

Các MC cũng chia sẻ kinh nghiệm, truyền tải sức mạnh của sự đồng cảm, hàn gắn và năng lượng tích cực. “Ngoài ra, chúng tôi sẽ cùng chuyên gia tạo ra các giải pháp thực tế cho các ông bố bà mẹ tuổi teen”, đài MBN nhấn mạnh.

Tuy nhiên, chương trình vấp phải làn sóng chỉ trích và tẩy chay trước khi lên sóng khi khai thác cuộc sống của những ông bố, bà mẹ đang ở tuổi vị thành niên. Theo Korea JoongAng Daily, đây vốn là chủ đề nhạy cảm và bị chỉ trích gay gắt tại Hàn Quốc.

High School Mom And Dad là chương trình thực tế quan sát những ông bố bà mẹ tuổi teen vẫn học trung học. Video giới thiệu chương trình được tải lên ngày 15/2 cho thấy cảnh một phụ nữ trẻ đang dọn dẹp nhà cửa và chăm sóc em bé. Sau đó, người này tiết lộ cô là học sinh trung học 18 tuổi.

“Chúng tôi muốn kể câu chuyện về những người cha và người mẹ ở độ tuổi trung học. Họ là những người bất ngờ phải gánh trách nhiệm làm cha mẹ khi còn rất trẻ tuổi”, nhà sản xuất của chương trình tuyên bố trên trang web của MBN.

Trong phần bình luận, một số ý kiến ​​cho rằng các bậc cha mẹ tuổi teen xứng đáng được ghi nhận công lao nuôi dạy con cái của họ. Tuy nhiên, phần lớn người xem lại có phản ứng tiêu cực.

“Mang thai ngoài ý muốn ở tuổi thiếu niên không có gì đáng tự hào. Nếu họ tự hào thì tôi thấy thật đáng xấu hổ”, Korea JoongAng Daily trích đăng một bình luận. Một số ý kiến ​​cho rằng chủ đề mang thai ở tuổi vị thành niên nên được xử lý nghiêm túc hơn trong bộ phim tài liệu, chứ không phải chương trình giải trí, nhằm thu hút lượt xem như High School Mom And Dad.

Theo Korea JoongAng Daily, tại Hàn Quốc, việc mang thai trước hôn nhân được coi là điều đáng xấu hổ ngay cả đối với người lớn. Việc này chỉ được chấp nhận phần nào khi cha mẹ kết hôn để đứa trẻ được sinh ra trong giá thú. Một trong những lý do khiến công chúng Hàn Quốc chỉ trích việc không áp dụng biện pháp an toàn dẫn đến sinh con trước khi kết hôn, đặc biệt các bậc cha mẹ tuổi teen là chưa ổn định về tài chính. Do đó, việc họ sinh con có thể khiến đứa bé cực khổ.

Một chương trình vô nghĩa?

Một bài đăng trên cộng đồng trực tuyến Nate Pann của Hàn Quốc vào ngày 13/2 chế giễu chương trình có thể sẽ miêu tả các bậc cha mẹ tuổi teen là những người có trách nhiệm, đồng thời khai thác khía cạnh cảm xúc để khiến họ có vẻ đáng thương, cần được cảm thông. Bài đăng đã thu hút được khoảng 2.200 lượt thích và hầu hết bình luận đều cho rằng chương trình sắp lên sóng là vô nghĩa.

“Hầu hết họ hành xử thiếu thận trọng và mang thai ngoài ý muốn. Tại sao họ lại cố gắng nhận được sự thương hại vì điều đó?", một bình luận của khán giả được Korea JoongAng Daily trích đăng.

Một số thậm chí cáo buộc các nhà sản xuất đã cố gắng che đậy thực tế khắc nghiệt của việc làm cha mẹ ở tuổi vị thành niên và trước hôn nhân ở Hàn Quốc, khiến thế hệ trẻ bớt cảnh giác hơn với việc mang thai ngoài ý muốn, dẫn đến tăng tỷ lệ sinh.

Một số tài khoản bình luận: "Họ đang cố gắng truyền đạt thông điệp thanh thiếu niên có thể sinh con vì tỷ lệ sinh thấp sao?", "Tôi lo lắng cách làm của chương trình này sẽ dẫn đến sự xuất hiện của nhiều phụ huynh thanh thiếu niên hơn".

Tuy nhiên, giáo sư tâm lý học Lim Myung Ho của Đại học Dankook chuyên về tâm thần học trẻ em và thanh thiếu niên cho biết thông điệp của High School Mom And Dad có thể tích cực và vượt qua những gì công chúng đang e ngại.

Ông nói: “Trong những bộ phim tài liệu trước đó, xã hội Hàn Quốc đối xử với các bậc cha mẹ ở tuổi vị thành niên bằng sự thờ ơ, thành kiến ​​hoặc thương hại. Nhưng cho dù họ có được coi là phù hợp về mặt đạo đức hay không, cha mẹ thanh thiếu niên cũng cần sự quan tâm và giúp đỡ tích cực của xã hội”.

Lim Myung Ho nói thêm những lời chỉ trích của công chúng đối với các bậc cha mẹ không ổn định về tài chính nên được thay thế bằng cuộc thảo luận sâu hơn.

“Thay vì hỏi tại sao họ sinh con khi không có tiền, hãy đặt ra câu hỏi là làm thế nào chúng ta có thể giúp nuôi dạy những đứa trẻ đã được sinh ra. Người Hàn Quốc coi việc nuôi dạy một đứa trẻ là nhiệm vụ nghiêm ngặt của cá nhân. Nhưng thực tế, đây là việc cần có sự hỗ trợ từ cấp độ xã hội".

Thành viên Running Man bị chấn thương

Jeon So Min bị gãy chân, phải phẫu thuật. Nữ diễn viên không thể tham gia mùa 3 của chương trình The Sixth Sense.

Công ty giải trí nhỏ đe dọa vị trí của YG, SM

Nhiều công ty vừa và nhỏ đang vươn lên ở thị trường âm nhạc Hàn Quốc. Điều này góp phần thay đổi cục diện Kpop vốn bị thống trị bởi SM, YG, JYP hay HYBE.

Thành tích bán album của Kpop tăng 67%

Doanh số bán album lẫn nhạc số tại thị trường Hàn Quốc ở tháng đầu tiên của năm 2022 tăng trưởng 67% so với cùng kỳ năm 2021.

Tiec cho Kaity Nguyen hinh anh

Tiếc cho Kaity Nguyễn

0

Bên cạnh năng lực diễn xuất, Kaity Nguyễn còn nổi tiếng là người kỹ lưỡng trong khâu chọn kịch bản. Song với "Công tử Bạc Liêu", nữ diễn viên không còn giữ vững được điều đó.

Minh Hạo

Bạn có thể quan tâm