Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

G7 bác bỏ việc Nga đòi trả tiền mua khí đốt bằng đồng rúp

Đại diện các nước G7 khẳng định việc bị buộc dùng đồng rúp để thanh toán khí đốt mua của Nga là "không thể chấp nhận", đồng thời là sự vi phạm điều khoản hợp đồng.

“Tất cả bộ trưởng Năng lượng các nước G7 nhất trí rằng đây là sự xâm phạm đơn phương và trắng trợn đối với các thỏa thuận hiện hành”, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck nói hôm 28/3, theo AFP.

“Chúng tôi kêu gọi các doanh nghiệp liên quan không tuân thủ yêu cầu này" của Nga, ông Habeck nói sau cuộc gặp trực tuyến với những người đồng cấp G7, gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản và Mỹ.

G7 bac bo yeu cau Nga anh 1

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck. Ảnh: News in Europe.

Tuần trước, Điện Kremlin tuyên bố chỉ nhận các khoản thanh toán tiền mua khí đốt tự nhiên từ các nước “không thân thiện” bằng đồng rúp. Đây là một trong những biện pháp nhằm trả đũa hàng loạt lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây.

Hôm 25/3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng bác bỏ yêu cầu này. Theo ông, hành động của phía Nga “không phù hợp với những nội dung đã được ký kết và tôi không hiểu tại sao chúng tôi phải làm theo”.

Trong khi đó, Điện Kremlin hôm 28/3 khẳng định Nga đang giải quyết kế hoạch cung cấp khí đốt cho các nước “không thân thiện” để nhận lại đồng rúp. Nhưng đồng thời, Moscow cảnh báo sẽ không “làm từ thiện” nếu châu Âu không chịu thanh toán bằng đồng rúp.

Dù vậy, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov không tiết lộ Nga sẽ có biện pháp gì nếu châu Âu vẫn từ chối, theo TASS.

Ukraine tuyên bố giành lại hai thị trấn ở miền Đông Bắc

Một quan chức Ukraine nói lực lượng của họ giành lại quyền kiểm soát thị trấn Trostyanets và Boromlia ở miền Đông Bắc, đánh dấu bước đột phá trong chiến dịch phản công của Ukraine.

Ông Putin yêu cầu các nước không thân thiện mua khí đốt bằng đồng rúp

Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga sẽ yêu cầu các nước “không thân thiện” trả tiền mua khí đốt bằng đồng rúp. Giá gas châu Âu sau đó tăng mạnh vì lo ngại thiếu nguồn cung.

Quốc Đạt

Bạn có thể quan tâm