Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bức ảnh bị Facebook xóa nhầm vì lý do khiêu dâm

Facebook đã xóa bài đăng chỉ trích Thủ tướng Australia Scott Morrison sau phát ngôn của ông rằng "không có chế độ nô lệ tại Australia".

Sau phát ngôn của ông Morrison ngày 11/6, tranh cãi đã nổ ra trên mạng xã hội về lịch sử nô lệ tại Australia.

Một người dùng đã đăng lên Facebook cá nhân bài viết chỉ trích ông Morrison, kèm bức ảnh chụp 9 thổ dân bản địa (Aboriginal) bị xích cổ, trên người chỉ có mảnh vải che hạ bộ chụp vào năm 1896.

"Bị bắt cóc khỏi vòng tay người thân, bị buộc lao động cực khổ là cuộc sống thực tế tàn khốc của công nhân Kanaka, nhưng Scott Morrison lại tuyên bố Australia 'không có chế độ nô lệ'" là những gì được ghi trong bài viết.

Facebook xoa bai viet chi trich Thu tuong Morrison ve che do no le Australia anh 1

Hình ảnh về chế độ nô lệ tại Australia bị Facebook xóa nhầm do chứa nội dung khiêu dâm. Ảnh: Thư viện Nhà nước Tây Úc.

Bức ảnh là tư liệu của Thư viện Nhà nước Tây Úc về những người đàn ông bị đày đọa như tù nhân, được chia sẻ rộng rãi sau phát ngôn của ông Morrison.

Sau một thời gian đăng tải, bài viết đã bị Facebook xóa với lý do vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng, chứa ảnh khiêu dâm. Tài khoản của người đăng ảnh cũng bị hạn chế.

Đến cuối ngày 12/6, bài đăng đã được khôi phục. Đại diện Facebook nói rằng nguyên nhân nó bị xóa là do "lỗi hệ thống", đồng thời xin lỗi vì sự cố.

Câu chuyện về tấm ảnh bị "xóa nhầm" đã được chia sẻ trên The Guardian, song chính bài viết ấy đã bị cấm dẫn lại trên Facebook cũng vì "ảnh khỏa thân".

Facebook xoa bai viet chi trich Thu tuong Morrison ve che do no le Australia anh 2

Bài viết trên The Guardian nói về sự cố xóa nhầm ảnh của Facebook bị cấm chia sẻ trên nền tảng này.

Ngày 12/6, Thủ tướng Morrison đã lên tiếng xin lỗi sau khi nhận nhiều chỉ trích về phát ngôn thiếu chính xác liên quan đến thời kỳ "blackbirding" (những người nô lệ da đen bị bắt cóc, buôn bán) tại Australia. Họ bị đày đọa, lao động cực khổ do ép buộc hoặc bị lừa đảo.

Ông Morrison giải thích rằng bình luận "không có chế độ nô lệ tại Australia" chỉ đề cập đến thực tế rằng thuộc địa New South Wales của Australia được thành lập mà không sử dụng rộng rãi lao động nô lệ.

Theo dữ liệu tiêu chuẩn cộng đồng của Facebook, đã có 39,5 triệu nội dung bị xóa trong quý I năm nay vì chứa ảnh khỏa thân hay hoạt động tình dục, trong đó 99,2% nội dung bị xóa tự động, không phải do người dùng báo cáo.

Trong những nội dung bị xóa, có 2,5 triệu báo cáo rằng đó là do xóa nhầm, và Facebook đã khôi phục 613.000 nội dung.

Vào năm 2016, Facebook cũng đối mặt chỉ trích tại Australia do chặn tài khoản nhà văn Celeste Liddle đến 4 lần sau khi chia sẻ trailer chương trình có hình ảnh phụ nữ ngực trần chụp ở sa mạc.

Cách Facebook chống dịch Covid-19 như một trò tấu hài Trong khi giới công nghệ toàn thế giới chung tay chống dịch, Facebook chỉ góp phần làm tình hình tệ hơn với tin giả và quảng cáo khẩu trang lừa đảo.

Messenger trên iOS sắp bổ sung tính năng đã có từ lâu trên Android

Facebook đang thử nghiệm tính năng cho phép người dùng iOS khóa ứng dụng nhắn tin Messenger bằng Face ID/Touch ID.

Người phản đối sự im lặng của Facebook với ông Trump bị sa thải

Brandon, một kỹ sư giao diện người dùng Facebook tại Seattle cho biết ông bị sa thải vì công khai thách thức sự im lặng của công ty với các bài đăng từ ông Trump.

Phúc Thịnh

Bạn có thể quan tâm